221
448
Sức khoẻ
suckhoe
/suckhoe/
1306502
Mầm bệnh nguy hiểm trong toilet nhà bạn
1
Article
null
Mầm bệnh nguy hiểm trong toilet nhà bạn
,

- Hàng ngàn bệnh nhân nhập viện do các chứng bệnh liên quan tới nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa mỗi năm đã đặt ra cho các nhà chuyên môn và người dân những yêu cầu nghiêm túc về việc phòng chống bệnh nhiễm khuẩn thế nào để đạt kết quả cao hơn nữa, giảm tải bệnh nhân mắc, thậm chí tử vong vì những căn bệnh này.

TIN LIÊN QUAN

Từ những con số “khổng lồ”

untitled.jpg
Trẻ em luôn là đối tượng dễ bị tấn công của các loại vi khuẩn trong toilet.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng 12,9 triệu trẻ em tử vong vì các loại bệnh tật trong đó có tới 4,3 triệu trẻ tử vong vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi là nhóm trẻ dễ bị nhiễm khuẩn và mắc bệnh nhất. Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên điều kiện để các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát tán rất thuận lợi.

Tại Hội nghị khoa học bệnh phổi toàn quốc lần 3 tổ chức tại TPHCM, các chuyên gia y tế đầu ngành đã cho biết, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đối với trẻ dưới 5 tuổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Theo điều tra của Chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính quốc gia, tần suất mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi từ 4,1 lần/trẻ/năm. Mỗi năm, ước tính ở VN có khoảng 36-45 triệu lượt trẻ mắc nhiễm bệnh

Đứng sau nhiễm khuẩn hô hấp là các bệnh liên qua đến nhiễm khuẩn, viêm đường ruột. Trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh từ 2-3 lần/một trẻ/năm ở nước phát triển. Ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tỷ lệ này từ 10-18 lần/một trẻ/năm. Thống kê của Cục Y tế dự phòng, mỗi năm, các bệnh viện TW và địa phương ghi nhận trên 1 triệu người mắc các bệnh tiêu chảy, hội chứng lỵ, thương hàn…

Những tháng cao điểm như vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, thay đổi thất thường thì lượng bệnh nhi tới khám và nhập viện điều trị lên tới hàng chục ngàn lượt. Tiêu biểu là đợt nắng nóng vừa qua, trẻ nhập viện vì tiêu chảy, viêm nhiễm đường hô hấp đông kỷ lục khiến BV và các nhân viên y tế phải vất vả, “gồng mình” khám và điều trị để giảm tải. Theo báo cáo về việc tái ưu tiên cho chiến dịch kiểm soát tiêu chảy quốc gia trong đó tập trung vào những vấn đề như diễn biến dịch tiêu chảy cấp ở các BV Nhi nói chung và BV Nhi TW nói riêng từ năm 1998 đến năm 2003 cho thấy, có hơn 54% trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus gây ra, thường gặp nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Riêng tại BV Nhi TW, tỉ lệ trẻ mắc tiêu chảy do Rotavirus chiếm 12% số lượng trẻ nhập viện.

Tại BV Nhiệt đới TPHCM, hàng năm cũng tiếp nhận điều trị nội trú khoảng 30.000 bệnh nhân và ngoại trú khoảng 150.000 bệnh nhân. Mô hình các bệnh truyền nhiễm điều trị tại bệnh viện đã có nhiều thay đổi so với thời gian trước đây để theo kịp tình hình diễn biến phức tạp của bệnh tật. 7 tháng đầu năm nay, tình hình dịch bệnh có sự song hành của nhiều loại bệnh truyền nhiễm như tả, nhiễm khuẩn hô hấp, sốt xuất huyết tay chân miệng... nên số lượng bệnh nhân đạt gần bằng số bệnh nhân của cả năm vào những năm trước.

Riêng trong tháng 7, trong số khoảng 3 – 5 ngàn bệnh nhân tới khám thì đã có 15-20% trong số này phải nhập viện. Khoa Nhiễm của các BV Nhi trên địa bàn TP.HCM cũng ghi nhận hàng ngàn bệnh nhi nhập viện do nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu chảy, bệnh tay chân miệng, trong đó 94% là các bệnh nhân dưới 36 tháng tuổi. Riêng bệnh tay chân miệng (qua đỉnh dịch tháng 2 – tháng 5) vẫn ghi nhận có 320 ca và dự báo sẽ lại tăng trở lại vào những tháng cuối năm nay (tháng 9-tháng 11).

Đến cảnh giác với vi khuẩn từ trong ngôi nhà bạn

Các chuyên gia về vệ sinh y tế công cộng cảnh báo, nguy cơ nhiễm khuẩn của trẻ chủ yếu từ gia đình, trường học mầm non, lớp học bán trú. Trong đó, ngoài việc nhiễm khuẩn qua thực phẩm thì chủ yếu trẻ vẫn bị nhiễm khuẩn từ không khí, môi trường hay các dụng cụ dọc tập, đặc biệt là nhà vệ sinh “bẩn”. Thậm chí, các loại vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại và sinh sôi trên tất cả các vật dụng trong nhà. Ổ vi khuẩn lớn nhất nhà vệ sinh, từ tay nắm cửa, sàn nhà, nắp, bệ và cần gạt nước của bồn. Ngay cả không khí trong toilet cũng có hàng triệu vi khuẩn bay lơ lửng trong đó và sẵn sàng... gây bệnh cho người tiếp xúc.

Theo TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Trưởng khoa Xét Nghiệm, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM): “Toilet là nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng nên thường ẩn chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm từ vi rút, vi trùng đến ký sinh trùng gây ra những bệnh nặng, khó chịu cho bệnh nhân. Đa số các mầm bệnh lây từ toa lét đều ít nguy hiểm đối với người bình thường khỏe mạnh nhưng đối với những người suy giảm miễn dịch như trẻ em thì rất nguy hiểm vì bệnh dễ trở nặng, có khi tử vong..”. Vì vậy, vệ sinh toilet thường xuyên trở nên tối cần thiết. Và quan trọng không kém là vệ sinh đúng cách, sử dụng các sản phẩm tẩy rửa bồn cầu chuyên dụng để diệt khuẩn chứ không nên chùi rửa qua loa với nước hay bột giặt vì ngay cả bột giặt cũng không diệt sạch được vi khuẩn.

Ngoài ra, tổ chức Y tế thế giới khuyên dùng trong tẩy rửa và khử trùng, nên sử dụng các sản phẩm có công thức kiềm, ví dụ như công thức của Vim. Đây là công thức có tác dụng tẩy sạch các vết bẩn, chất hữu cơ và tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn và hiệu quả. Chị Luyến, một nhân viên văn phòng tại quận 3 cho biết, chị đọc sách báo và truy cập trên mạng thấy nói về vi khuẩn trong nhà tắm, bồn cầu gây bệnh vàng da, tiêu chảy và nhiều bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm khác nên chị rất lo lắng. Tìm hiểu về cách vệ sinh toilet đúng cách từ các chuyên gia càng làm chị rùng mình hơn: “Hóa ra dùng bột giặt như nhà mình để cọ rửa bồn cầu không thể diệt được các loại vi khuẩn gây bệnh. Trước đến giờ mình thấy bồn cầu được vệ sinh trắng và sáng bóng thì yên tâm, giờ chắc phải xem lại vấn đề này mới được!”

  • Nguyễn Hàn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,