Suy thận mạn và thời điểm cần lọc máu
08:42' 07/10/2003 (GMT+7)

Hỏi: Xin cho biết dấu hiệu của người bị suy thận mạn? Ở mức độ nào thì cần phải tiến hành lọc thận và triển vọng của lúc đó ra sao?

Trả lời: Suy thận mạn là tình trạng thận không thải được chất độc, chất hoá giáng (các chất thải sinh ra trong quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng) trong máu ra khỏi cơ thể. Suy thận mạn diễn biến từ từ trong nhiều năm. Giai đoạn đầu không có triệu chứng gì, sự suy giảm chức năng thận chỉ được phát hiện bằng xét nghiệm máu.

Ở suy thận mạn nhẹ và vừa, bệnh nhân đi tiểu nhiều về đêm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiếp tục tiến triển. Chất độc không được đào thải sẽ được tích tụ nhiều trong máu khiến người bệnh mệt nhiều, không tập trung chú ý, chán ăn, nôn trớ, có hiện tượng chuột rút, tăng huyết áp.

Nặng hơn, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như thiếu máu nặng, tai biến mạch máu não, suy tim, xuất huyết tiêu hoá, loãng xương... Bệnh nhân có thể hôn mê và tử vong do nồng độ urê máu tăng nhiều.

Viêm cầu thận (do nhiễm trùng, bệnh tiểu đường, viêm thận kẽ), thận đa nang, cao huyết áp... là các loại bệnh có nguy cơ dẫn tới suy thận mạn. Vì vậy người có các bệnh này cần có kế hoạch chủ động kiểm tra chức năng thận để sớm được điều trị khi có biểu hiện chớm suy giảm chức năng.

Lọc máu là sử dụng thận nhân tạo để thay thế cho thận bị suy chức năng, không có tác dụng hồi phục thận đã hư hỏng. Bệnh nhân bị suy thận mạn sẽ có chỉ định lọc máu cấp khi urê máu tăng trên 100mg/dl (1g/l) hoặc độ thanh thải creatin < 0,1ml/phút/kg thể trọng, tăng kali máu > 6,5mEq/l, toan máu nặng (độ axit máu cao), urê thể dịch cao không đáp ứng với thuốc lợi tiểu.

Ngoài ra, lọc máu còn được chỉ định cho một số trường hợp khác như ngộ độ thuốc, tăng canxi máu, tăng axit uric và kiểm máu chuyển hoá. Những trường hợp suy thận mạn giai đoạn cuối, đang chờ ghép thận sẽ được lọc máu theo chu kỳ. Việc chỉ định sẽ được bác sĩ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.

Về hiệu quả của việc lọc máu, trong suy thận cấp, có 2 khả năng có thể xảy ra: Bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn sau vài lần lọc máu hoặc có thể chuyển thành suy thận mạn.

Còn trong suy thận mạn giai đoạn cuối, thời gian và số lần lọc máu phụ thuộc vào chức năng còn lại của thận, song tối thiểu là mỗi tuần 1 lần. Càng về sau, chức năng thận càng giảm nên số lần lọc máu sẽ tăng lên, khoảng 3 lần mỗi tuần, mỗilần 4 giờ và sẽ kéo dài như vậy cho tới cuối đời hoặc sau khi được ghép thận.

BS. Lê Quang Hồng, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Có nên sinh mổ? (06/10/2003)
Các loại rối loạn giấc ngủ (06/10/2003)
Giải đáp thắc mắc về bệnh béo phì (04/10/2003)
Tự theo dõi và bảo vệ mình khi có thai (04/10/2003)
Chữa bệnh 'máu trắng' trẻ em (04/10/2003)
Hạn chế triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch (03/10/2003)
Trị lang ben (02/10/2003)
Nguời bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn uống gì? (02/10/2003)
Để cá làm lợi cho sức khoẻ (02/10/2003)
Nuôi dưỡng người bệnh ung thư (01/10/2003)
Xử trí khi thân nhiệt trẻ sơ sinh thay đổi (01/10/2003)
Phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt (01/10/2003)
Bệnh hen có nguy hiểm cho thai nghén? (30/09/2003)
9 dấu hiệu báo động bệnh ung thư (03/11/2003)
9 dấu hiệu báo động bệnh ung thư (29/09/2003)
Tro ve dau trang