Bài thể dục cho phụ nữ mang thai
07:44' 14/10/2003 (GMT+7)

Trừ các chống chỉ định như doạ sẩy thai, ra máu, sảy thai liên tiếp..., thể dục liệu pháp khi mang thai có thể cải thiện sức khoẻ của sản phụ, làm giảm cảm giác nặng ở bụng, mỏi ở hai chân. Để cuộc đẻ diễn ra suôn sẻ, thai phụ nên luyện các bài tập thể dục sau.

Vận động chi trên

Người đứng thẳng, hai chân dạng bằng vai, hai tay đưa ngang ra trước, lòng bàn tay hướng lên trời, gấp khuỷu, bàn tay đặt lên trước vai, rồi duỗi thẳng. Lặp lại động tác này 6-8 lần.

Vận động chi dưới

Thông qua các vận động nhẹ nhàng, mềm dẻo của các vị trí ở chi dưới (bàn chân, cổ chân, gối, háng) làm thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch ở chân, tăng cường thể lực, phòng trừ thuỷ thũng ở chi dưới. Động tác như sau:

- Ngồi trên ghế, đầu ngẩng thẳng, hướng mắt ra trước làm cho 3 khớp háng, gối, cổ chân tạo thành các góc 90o, điều chỉnh nhịp thở. Móc căng các ngón chân bám đất, đợi sau khi hô hấp một chu kỳ (hít vào, thở ra) thì thả lỏng về vị trí ban đầu. Có thể làm lần lượt một chân hoặc đồng thời cả hai chân. làm 6-8 lần.

- Để gan bàn chân phải đặt lên trên mu bàn chân trái, mũi bàn chân phải vận động từ từ lên xuống, xoay cổ chân phải ra ngoài, vào trong và xoay vòng tròn. Lặp lại động tác 6-8 lần rồi đổi chân.

Luyện phần đầu- não


Ngồi thẳng trên ghế, hai tay buông lỏng tự nhiên, đưa phần đầu hướng ra trước khi hít vào; khi thở ra đưa đầu về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 6-8 lần.

Ưỡn hông và đầu


Nằm ngửa trên giường phẳng, hai tay buông xuôi dọc thân mình, nâng hông đồng thời nhấc mông, hít thở và thu cơ thắt hậu môn, sau đó thả lỏng về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 6-8 lần.

Ôm gối nằm ngửa


Nằm nghiêng trên giường phẳng, hai tay buông thẳng theo thân, luân phiên cặp từng gối vào bụng, đồng thời hai tay vòng ôm chặt gối, hít thở đồng thời thu cơ thắt hậu môn. Lặp lại động tác 6-8 lần.

Ngồi xổm


Người đứng thẳng, hai tay buông thẳng dọc thân mình, sau đó gập gối, hạ thấp người, đồng thời hai tay đưa ra trước và sau. Lặp lại động tác 6-8 lần.

Lưu ý khi luyện tập

- Đến khám bác sĩ chuyên ngành sản khoa để loại trừ các chống chỉ định: tiền sử sẩy thai liên tiếp, thai ra máu, động thai, đau bụng khi có thai...
- Nghiêm cấm vận động quá sức để sau mỗi buổi tập luyện không bị mệt mỏi.
- Trước khi luyện tập nên đại, tiểu tiện khi cần thiết để cơ thể thật thoải mái.
- Nếu có cảm giác khó chịu trước và trong khi luyện tập, nên liên hệ nhờ bác sĩ khám xét, tư vấn.

Th.S Võ Tường Kha, Khoa học & Đời sống 

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Ăn nhiều muối lợi hay hại? (13/10/2003)
Thuốc nội tiết có cần cho người từng sẩy thai, thai lưu? (13/10/2003)
Để trẻ sơ sinh không lây viêm gan siêu vi B từ mẹ (13/10/2003)
Chăm sóc bệnh nhân suy mạch vành tại nhà (11/10/2003)
Uống Cigelton có ngăn ngừa được lão hoá và phòng ung thư? (10/10/2003)
Phát hiện và chữa liệt mặt do lạnh (10/10/2003)
Tránh ngộ độc khi chăm sóc răng miệng bằng Fluor (09/10/2003)
Một số thói quen làm tăng ung thư thực quản và dạ dày (08/10/2003)
Thuốc nguy hại cho trẻ nhỏ (08/10/2003)
Điều trị bệnh gút (07/10/2003)
Một số bệnh lây truyền từ mẹ sang con (07/10/2003)
Suy thận mạn và thời điểm cần lọc máu (07/10/2003)
Có nên sinh mổ? (06/10/2003)
Các loại rối loạn giấc ngủ (06/10/2003)
Giải đáp thắc mắc về bệnh béo phì (04/10/2003)
Tro ve dau trang