Ngồi nhiều dễ mắc bệnh trọng
18:19' 27/10/2003 (GMT+7)

Theo thông báo mới đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có hơn một triệu người vì ngồi nhiều mà bị bệnh chết. Dự báo, đến năm 2020, 70% số bệnh trên thế giới là do phải ngồi quá lâu, thiếu vận động, dẫn đến các bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì...

Ngồi nhiều có thể... chóng chết.

Trong nền kinh tế tri thức, số người lao động trí óc (thường ngồi làm việc là chính) sẽ ngày càng nhiều hơn hẳn số người lao động chân tay. Ở Mỹ hiện nay số người lao động áo trắng chiếm 59%; chỉ còn 29% áo xanh. Ngồi làm việc thường dễ chịu nhưng lâu dài sẽ gây hại không nhỏ. Một giáo sư tại một trường đại học Mỹ nói, trong lịch sử văn minh nhân loại, cách thức ngồi làm việc gây biến đổi sâu sắc nhất đến quá trình trao đổi chất của con người. Ðó là nguyên nhân tạo nên sự mất nhịp nhàng của quá trình trên.

Ðã có rất nhiều thông tin thuyết phục về tác hại nguy hiểm, nhiều mặt do tình trạng ngồi lâu gây ra, như khả năng gây ung thư. Nguyên nhân là do số lượng tế bào miễn dịch chỉ tăng lên khi cơ thể tăng cường hoạt động; sự trì trệ sẽ cho kết quả ngược lại. Ngồi nhiều dễ gây rối loạn trong tế bào, nguy cơ bị ung thư gia tăng. Tập đi bộ, chạy, đạp xe, bơi lội, nhảy dây, leo thang gác, tập thể dục theo đài... cũng là góp phần tăng cường khả năng miễn dịch của tế bào, ngăn chặn từ sớm nguy cơ mắc bệnh này.

Ngoài ra, trọng tâm thân thể vốn tự nhiên ở vùng giữa bụng. Nhưng khi ngồi sẽ phân thành 2 vùng trọng tâm (một ở phần tim phổi và một khác ở phần đùi), làm ảnh hưởng đến sự cân bằng áp lực của cơ thể.

Để phòng tránh hậu quả đáng tiếc của việc ngồi nhiều, cần chú trọng vận động thường xuyên, bằng nhiều hình thức thích hợp, vào sáng sớm, trước, giữa, sau giờ làm việc, lúc rỗi khác. Thói quen vận động sẽ giúp tinh thần minh mẫn, tập trung suy nghĩ để làm việc tốt hơn.

(Theo Sức khoẻ & Đời sống)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Nước ối ít không hẳn đã là dấu hiệu xấu (27/10/2003)
Thuận tiện và đẹp hơn với kính áp tròng (27/10/2003)
Nước quả bưởi làm tăng độc tính của nhiều thuốc (27/10/2003)
Mật ong - dưỡng chất, vị thuốc kỳ diệu (25/10/2003)
Cẩn thận với các chất độc trong thức ăn (24/10/2003)
Giãn, viêm tĩnh mạch có nguy hiểm? (24/10/2003)
Vợ chồng lệch vẫn có thể hạnh phúc (23/10/2003)
Yếu sinh lý do thiếu testosteron? (23/10/2003)
Chữa sai khớp khuỷu (23/10/2003)
Có nên dùng thuốc đau dạ dày lúc mang thai? (23/10/2003)
Vận động thể lực quá mức có thể bị đột tử (22/10/2003)
Thuốc corticoid dạng xịt mẹ dùng có nguy hiểm cho thai nhi? (21/10/2003)
Khó thở và cách xử trí (21/10/2003)
Bệnh tinh hồng nhiệt (20/10/2003)
Khắc phục hội chứng kích thích ruột (20/10/2003)
Tro ve dau trang