HIV có lây nhiễm qua dụng cụ cắt tóc?
11:06' 29/10/2003 (GMT+7)

Hỏi: Xin cho biết virus HIV sống được trên kim tiêm, lưỡi dao cạo, dụng cụ ngoáy tai trong điều kiện thường bao lâu, khả năng lây nhiễm thế nào? Kể từ lúc nghi bị lây nhiễm HIV, sau bao lâu xét nghiệm máu cho kết quả chính xác? Việc xét nghiệm có phức tạp không, trong bao lâu, chi phí thế nào?

HIV không dễ lây nhiễm qua dụng cụ cắt tóc.

Trả lời: HIV lây truyền qua 3 con đường: máu, tình dục và từ mẹ sang con. Riêng về đường máu, có các nhận xét sau:

- Để lây nhiễm, máu nhiễm virus phải được đưa thẳng vào dòng máu của người lành. Qua một số nghiên cứu của nước ngoài, sự tiếp xúc trực tiếp với máu của một người nhiễm HIV qua da lành không cho nguy cơ nhiễm bệnh. HIV có thể xâm nhập qua lớp biểu bì của da (có 3 lớp biểu bì, trung bì và hạ bì) khi bị tổn thương do giẫm phải kim tiêm chích hoặc bị xây xát da do dụng cụ có máu nhiễm HIV.

- Khả năng lây nhiễm có thể xảy ra khi máu bị nhiễm HIV bắn vào mắt, niêm mạc mũi miệng hoặc trên da không lành lặn.

- Sự lây nhiễm HIV còn phụ thuộc vào số lượng virus có mặt trong các dịch thể của người bệnh, cũng như mức độ tiếp xúc với loại dịch thể đó.

- Để tồn tại, virus bắt buộc phải ký sinh trên một số tế bào sống. Khi ra ngoại cảnh, dưới tác động của môi trường và thiếu sự nuôi dưỡng, các tế bào sẽ bị huỷ hoại rất nhanh, và virus cũng bị huỷ hoại theo. Vì vậy, ở các vết máu thật sự đã khô, virus sẽ không thể tồn tại lâu. Ở nhiệt độ của phòng thí nghiệm, máu bị nhiễm HIV có thể đã khô, nhưng HIV vẫn có khả năng duy trì sự sống trong nhiều phút, thậm chí 2-3 ngày.

Khác với virus viêm gan B và vi khuẩn lao, HIV có sức đề kháng yếu. Nó có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể, nhưng khi ra môi trường ngoại cảnh rất dễ bị tiêu diệt. Song không phải vì vậy mà khi giẫm phải một kim tiêm hoặc bị xây xát niêm mạc bởi các dụng cụ nghi bị nhiễm HIV, ta có thể bỏ qua, không làm xét nghiệm tầm soát. Ngay khi bị lây nhiễm, HIV đã có mặt trong máu, và có thể lây truyền bệnh dù kết quả xét nghiệm tầm soát HIV âm tính.

Sở dĩ như vậy là vì với điều kiện kỹ thuật hiện nay, xét nghiệm tầm soát dựa trên sự phát hiện kháng thể chống HIV do cơ thể sản xuất ra khi bị virus này tấn công. Nhưng trong 2 tháng đầu, những kháng thể này chưa được sản xuất đủ, nên xét nghiệm vẫn cho kết quả âm tính. Nhìn chung, thường sau từ 3-6 tháng, xét nghiệm mới cho kết quả chính xác.

Loại xét nghiệm tầm soát đầu tiên cần làm khi nghi ngờ lây nhiễm HIV là xét nghiệm Elisa. Xét nghiệm này thường cho kết quả vào ngày hôm sau, chi phí khoảng 50.000 đồng/lần. Trường hợp xét nghiệm này cho kết quả dương tính thì để khẳng định chẩn đoán, phải làm một số xét nghiệm có độ đặc hiệu hơn như Western Blot, phương pháp khuyếch đại gen PCR.

BS. Quốc Trung, Khoa học & Đời sống 

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Giải toả khó chịu trước kỳ kinh (29/10/2003)
Chữa tiểu đường bằng dược thảo (28/10/2003)
Phát hiện sớm bệnh xơ cứng bì (28/10/2003)
Cho trẻ ăn dầu hay mỡ? (28/10/2003)
Làm gì khi xét nghiệm không có tinh trùng? (28/10/2003)
Chữa bất lực bằng khí công (27/10/2003)
Xử trí tại nhà sốt cao co giật cho trẻ còn bú (27/10/2003)
Ngồi nhiều dễ mắc bệnh trọng (27/10/2003)
Nước ối ít không hẳn đã là dấu hiệu xấu (27/10/2003)
Thuận tiện và đẹp hơn với kính áp tròng (27/10/2003)
Nước quả bưởi làm tăng độc tính của nhiều thuốc (27/10/2003)
Mật ong - dưỡng chất, vị thuốc kỳ diệu (25/10/2003)
Cẩn thận với các chất độc trong thức ăn (24/10/2003)
Giãn, viêm tĩnh mạch có nguy hiểm? (24/10/2003)
Vợ chồng lệch vẫn có thể hạnh phúc (23/10/2003)
Tro ve dau trang