Chữa viêm môi
19:16' 13/11/2003 (GMT+7)

Hỏi: Môi tôi thường xuyên bị khô và bong vảy, ngay cả mùa hè. Tôi đi khám, được chẩn đoán là viêm môi, chữa nhiều nơi không khỏi. Xin cho biết tôi bị bệnh gì, nguyên nhân và cách điều trị?

Trả lời: Viêm môi là một bệnh hay gặp, môi dưới thường có tổn thương trước. Khởi đầu, bệnh nhân có cảm giác vướng bận, thấy ngứa ở môi. Toàn bộ môi đỏ lên, khô rồi bong ra các vảy mỏng. Đôi khi còn bong cả một mảng vảy lớn như kiểu tróc da làm chảy máu môi. Khi lớp vảy trên bong đi thì để lại phía dưới một nền da đỏ tươi, sau đó vảy lại hình thành và cứ bong hết lớp này đến lớp khác. Bong vảy tăng lên vào mùa đông.

Nguyên nhân của viêm môi rất phức tạp. Thường hay gặp ở những người có cơ địa dễ dị ứng. Các bệnh nhân này hay bị viêm môi đồng thời với khô da và nẻ. Viêm môi còn là triệu chứng của nhiều bệnh như lupus ban đỏ, dày sừng actinic, Lichen...

Một số trường hợp viêm môi hoặc u hạt ở môi xảy ra sau khi xăm thẩm mỹ do cơ thể phản ứng với các chất màu được sử dụng khi xăm. Tuy nhiên, cũng có trường hợp viêm môi không rõ nguyên nhân.

Nếu không điều trị gì thì bề mặt môi không trở về bình thường được. Để khỏi bệnh, trước hết bệnh nhân không nên liếm môi, không rửa môi nhiều, thậm chí nên uống nước bằng ống hút để tránh cho môi tiếp xúc nhiều với nước. Khi lớp bảo vệ trên cùng của môi đã bị bong đi, nếu môi gặp nước, các tế bào môi ở dưới sẽ tổn thương làm môi lâu lành.

Bên cạnh đó, cần xác định nguyên nhân của viêm môi để điều trị. Nếu viêm môi là triệu chứng của bệnh nào thì phải điều trị bệnh đó. Nêu viêm môi không rõ nguyên nhân thì không nên sử dụng các chế phẩm có chứa steroid (Medrol, K-cort, Prednisolon, Dexamethason...) bằng đường toàn thân vì steroid ít hiệu quả với bệnh mà còn có quá nhiều tác dụng phụ.

Tại chỗ, có thể bôi một số chế phẩm chứa steroidcos hoạt phổ nhẹ như Flucinar, Hydrocortison, Sylanar. Eumovate, Fucicort... từ 1-3 tuần tuỳ từng trường hợp. Sau đó, bôi các chế phẩm làm mềm môi, dịu môi, giữ ẩm cho môi như kem vitamin E, vaselin... Có thể dùng một đợt Colchicin 1mg uống 1 viên/ngày trong 2-4 tuần với sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa da liễu, dùng thêm các thuốc kháng histamin và thanh nhiệt giải độc.

TS. Ban Mai, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Bài tập thể dục cho phụ nữ mang thai (13/11/2003)
Thuốc tránh thai đắt có phải là thuốc tốt? (13/11/2003)
Chàm núm vú (12/11/2003)
Chữa viêm xoang do nấm (11/11/2003)
Cai thuốc lá để chống béo phì (11/11/2003)
Cắt bỏ tử cung có ảnh hưởng đời sống vợ chồng? (10/11/2003)
Phát hiện sớm ung thư gan (10/11/2003)
Trị chứng nhiều mồ hôi nách (09/11/2003)
Trục trặc sức khoẻ của nam giới tuổi trên 40 (08/11/2003)
Thư giãn bằng bấm huyệt (08/11/2003)
Đẻ cắt tầng sinh môn, lợi bất cập hại (07/11/2003)
Tại sao chỉ có một thận mà vẫn sống bình thường? (07/11/2003)
Phòng chống tiểu đường bằng món ăn từ đậu (07/11/2003)
Nhiễm mỡ gan do rượu (06/11/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang