Trẻ ho uống gì?
10:13' 28/02/2003 (GMT+7)

Khi trẻ ho, cha mẹ thường tìm mọi phương thuốc trị bệnh cho con càng nhanh càng tốt. Thế nhưngundefined, không phải loại thuốc nào cũng an toàn cho trẻ. Đây là tư vấn của Ths. Đào Minh Tuấn - Phó trưởng Khoa Hô hấp Viện Nhi Quốc gia về cách xử trí khi trẻ ho; đặc biệt một số loại thuốc ho thông dụng.

 

Loại thuốc có tác dụng an thần: Tác dụng của thuốc là ức chế trung tâm ho ở hành tuỷ, được dùng để trị ho khan kéo dài từng cơn gây nôn trớ, mất ngủ, đau tức ngực hoặc nặng hơn là gây xuất huyết võng mạc, đứt rách phanh lưỡi. Loại thuốc kháng sinh Histamin: Được chỉ định cho ho cơn kéo dài do dị ứng, do cảm lạnh hoặc nhiễm trùng hô hấp cấp. Tuy nhiên thuốc này dễ làm khô quánh đờm và gây tắc đường thở.

Thuốc làm loãng đờm: Chỉ định cho những trường hợp ho có đờm hoặc quánh dính. Loại này thường dùng từ chế phẩm có chứa acetylcystein hay iodure depotassicin. Nên uống đủ nước để loãng đờm. 

Thuốc làm dịu kích thích niêm mạc hoặc tê tại chỗ:
Làm dịu kích thích niêm mạc hoặc tê tại chỗ. Tránh khô rát niêm mạc họng như mật ong, scrop các loại. Hoặc thuốc tê niêm mạc như xilocain, benzocain...

Thuốc corticoil: Được chỉ định cho một số trường hợp như hen kéo dài, viêm phế quản phổ nặng, xuất tiết phù nề niêm mạc sau thủ thuật nội soi phế quản. Tuy nhiên cần phải thận trọng khi sử dụng hoặc chỉ dùng ngắn ngày. 

Các thuốc ho dân gian:
mật ong, đường phèn, chanh hấp, hoa hồng bạch, lá xạ can...được dùng làm thuốc giảm ho. Đây là thuốc giảm ho rẻ tiền, dễ kiếm phù hợp với điều kiện hoàn cảnh Việt Nam, ít độc hại, ít tác dụng phụ. 

Lưu ý khi dùng thuốc

- Trường hợp ho cấp tính, ít ảnh hưởng đến toàn trạng, không có nguy cơ gây các biến chứng: Chỉ dùng thuốc để điều trị khi biết nguyên nhân là do nhiễm trùng hô hấp cấp. Nên sử dụng thuốc chống viêm, thuốc giãn phế quản, hút thông đường cho trẻ...
- Không dùng thuốc ho cho trẻ dưới 1 tuổi vì lòng phế quản của những cháu này nhỏ, hẹp dễ tắc đờm dãi. Hơn nữa, trẻ có thể bị ngộ độc thuốc nếu trong thuốc ho có chất an thần, chế phẩm thuốc phiện (codein) gây ngủ sâu, ngừng thở hoặc thuốc ho có chất kháng histamin corticoid dễ làm đờm dãi khô quánh, gây tắc nghẽn đường thở. Tốt nhất, nên tôn trọng phản xạ ho tự nhiên để tống thải, thông đường thở.
- Không cho trẻ uống thuốc cắt cơn ho với chứng ho có sinh đờm. Vì nếu trẻ không ho văng đờm ra được, các cháu dễ bị nhiễm trùng đường thở. 

Xử trí khi trẻ ho

- Giữ yên tĩnh và ấm áp cho trẻ để tránh bất cứ nhiễm trùng nào lan vào phổi gây viêm phế quản.
- Không cho trẻ chạy chơi nhiều vào ban ngày vì thở hụt hơi có thể tạo ra cơn ho. 
Ban đêm, cho trẻ nằm sấp hoặc nằm nghiêng sang một bên để chất nhớt không chạy vào cuống họng gây ho.
- Khi trẻ bị ho lên đờm, cho trẻ nằm ngang, duỗi thẳng chân trên đùi mẹ. Vuốt nhẹ lưng để trẻ ho dễ hơn. 
- Giúp trẻ lấy vật lạ ra nếu có. 
- Cho trẻ uống nước chanh nóng pha với mật ong để giúp cháu bớt đau họng. 
- Không quá tự tin vào kinh nghiệm chữa ho tại nhà. Nếu trẻ không bớt ho trong khoảng 3 đến 4 ngày, trẻ không ngủ được vào ban đêm hoặc không lấy được dị vật ra khỏi cuống họng, cần đưa cháu đi khám càng sớm càng tốt. Trường hợp trẻ ho từng cơn, thở khò khè, đưa cháu đi điều trị ngay.
- Người lớn không hút thuốc trong nhà hoặc đưa trẻ tới nhiều nơi có khói, bụi.

(Theo Sức khoẻ gia đình)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Có bầu lúc nào tốt nhất? (11/02/2003)
''Tráng miệng bằng hoa quả sau bữa ăn chỉ có lợi'' (21/01/2003)
Giun kim có làm viêm âm đạo? (17/01/2003)
Bong da đầu ngón tay (20/01/2003)
“Nỗi đau” của phụ nữ khi quan hệ tình dục (03/01/2003)
Tập cho trẻ ăn dặm (02/01/2003)
Nấc cục (02/01/2003)
Đái dầm (02/01/2003)