Khi bị phơi nhiễm (vô tình bị vật sắc nhọn như kim tiêm, dao mổ dính máu bệnh nhân AIDS đâm vào cơ thể), nhiều người thường hoảng hốt, cho rằng mình đã lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu biết cách xử trí và điều trị kịp thời, ai cũng có thể thoát khỏi lưỡi hái tử thần của căn bệnh thế kỷ.
|
Một bệnh nhân AIDS |
Xử lý tại chỗ Dùng các phương tiện sẵn có tống xuất máu hoặc dịch tiết ra ngoài càng nhanh càng tốt. Rửa sạch vết thương bằng xà phòng, dùng cồn 70o hoặc dung dịch iod để sát trùng ít nhất trong 5 phút. Không dùng các chất có thể gây hoại tử hay gây bỏng đặt vào vết thương. Với mắt, rửa bằng nước cất hoặc huyết thanh mặn đẳng trương; sau đó nhỏ mắt bằng nước cất liên tục trong 5 phút. Với miệng, mũi, rửa bằng nước cất, súc miệng bằng huyết thanh mặn đẳng trương. Điều trị dự phòng Nếu tiếp xúc với máu, dịch tiết của người không nhiễm HIV, không cần điều trị dự phòng. Trường hợp tiếp xúc với máu, dịch tiết của người có nguy cơ nhưng chưa xác định nhiễm HIV, cần điều trị dự phòng càng sớm càng tốt. Làm xét nghiệm kiểm tra HIV, nếu kết quả âm tính có thể ngưng điều trị. Nếu tiếp xúc với máu, dịch tiết của người nhiễm HIV, thời điểm bắt đầu điều trị tốt nhất là 2-3 giờ sau tai nạn; muộn nhất không quá 7 ngày. Dùng thuốc trong 1 tháng. Thuốc Nếu chỉ bị xước da, không chảy máu, hoặc máu, dịch tiết bệnh nhân HIV bắn vào mũi, họng thì uống 2 loại thuốc: Zidovudin 500-600 mg/ngày, chia 2-3 lần; kết hợp uống Lamivudin 300mg/ngày, chia làm 2 lần. Nếu dùng Combivir (1 viên gồm 300mg Zidovudin và 150mg Lamivudin), uống 2 viên/ngày, chia 2 lần. Trường hợp tổn thương sâu, chảy máu nhiều, uống thêm Indinavir 2.400 mg/ngày, chia 3 lần. Thuốc điều trị dự phòng HIV sau phơi nhiễm hiện được dự trữ đủ dùng 3-4 ngày cho 1-3 trường hợp tại tất cả các cơ sở y tế (trước khi chuyển lên Bệnh viện Nhiệt đới điều trị tiếp). Cán bộ, nhân viên y tế và chiến sĩ công an được cấp thuốc miễn phí. Người dân bị phơi nhiễm cần có khoảng 1 triệu đồng/người cho việc mua thuốc điều trị trọn gói trong thời gian 1 tháng. Phòng lây nhiễm HIV qua sinh hoạt hàng ngày Ngày nay, bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nếu không có biểu hiện nhiễm trùng nặng sẽ được điều trị tại cộng đồng. Người nhà khi chung sống với người nhiễm HIV cần biết cách đề phòng lây nhiễm như sau: - Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi thay chiếu, chăn, quần áo bẩn hoặc sau khi tiếp xúc với dịch tiết của cơ thể người bệnh.
- Băng kín các vết thương đã xuất tiết.
- Nếu người bệnh bị chảy máu, cần nhanh chóng rửa sạch bằng các chất tiệt trùng như nước javel, trong khi lau rửa cần mang găng tay. Trường hợp không có găng tay, có thể dùng túi nilon hoặc dùng giấy. Luôn nhớ rửa tay bằng xà phòng sau đó.
- Mang găng hoặc lót bằng giấy, túi nilon khi bê các đồ bẩn.
- Giữ giường chiếu, quần áo luôn sạch sẽ. Đối với các loại quần áo hoặc ga trải giường có dính máu hoặc các dịch của cơ thể người bệnh, cần ngâm vào nước javel trong 20 phút rồi đi găng để giặt. Không giặt chung với các quần áo khác của mọi người trong gia đình. Giặt bằng xà phòng, vắt phơi khô và là như bình thường. Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tăm và tất cả các vật nhọn có thể gây chảy máu. (Tư liệu của UB Phòng chống HIV/AIDS và ma tuý, mại dâm, Bộ Y tế và Viện Da liễu Việt Nam) |