Ai nên tiêm phòng vaccine viêm gan B?
15:37' 19/05/2003 (GMT+7)

Hỏi: Cơ quan tôi có phong trào tiêm vaccine viêm gan B. Người bình thường như tôi có nên tiêm không? Lịch tiêm thế nào? Vaccine của ngoại có hiệu quả cao hơn?

Trả lời: Tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan siêu vi B (VGB) thực chất là đưa một lượng kháng nguyên (rất nhỏ) của virus VGB vào cơ thể. Liều lượng nhỏ kháng nguyên này không đủ khả năng gây bệnh mà có tác dụng tạo miễn dịch chủ động, tức là kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại virus viêm gan B. Hiện đã có ba thế hệ vaccine: thế hệ 1 sản xuất từ huyết tương người, thế hệ 2 là loại vaccine tái tổ hợp AND được điều chế bằng phương pháp công nghệ sinh học phân tử và công nghệ di truyền từ nấm men hoặc từ tế bào động vật), thế hệ 3 là vaccine tổng hợp chuỗi Polypeptid.

Hiện tại Việt Nam đang sử dụng một số loại vaccine là: Hepavax B (Hàn Quốc), Engerix B, Recombivax, H-B-VAX II (Mỹ)... Viện Vệ sinh dịch tễ Hà Nội đã sản xuất được vaccine phòng bệnh viêm gan B là llB vaccine, có tác dụng bảo vệ tương đương các loại vaccine nhập ngoại.

Có hai loại lịch tiêm có thể áp dụng:
- Lịch 0-1-2: tiêm ba mũi, mỗi mũi tiêm cách nhau một tháng. Cách tiêm này cho sự bảo vệ sớm và nhanh chóng).
- Lịch 0-1-6: tiêm ba mũi, mũi tiêm thứ hai cách mũi tiêm thứ nhất một tháng và mũi tiêm thứ ba cách mũi tiêm thứ nhất 6 tháng. Cách tiêm này cho hiệu quả kháng thể cao hơn và kéo dài hơn.

Sau khi tiêm phòng theo một trong hai lịch tiêm trên, có thể tiêm mũi nhắc lại sau một năm. Nhiều nghiên cứu cho thấy thời gian bảo vệ sau khi tiêm gây miễn dịch cơ bản là 5 năm đối với người được tiêm. Một số nước như Trung Quốc, Pháp đề nghị tiêm thêm một mũi nhắc lại sau 5 năm.

Với những trẻ sinh ra từ những bà mẹ có HBsAg dương tính, có thể tiêm phối hợp vaccine viêm gan B và Globulin miễn dịch kháng viêm gan B (HBIG).

Ngoài chỉ định gây miễn dịch cơ bản cho trẻ sơ sinh, vaccine VGB còn được chỉ định tiêm cho người khoẻ mạnh và những người có nguy cơ cao, không phân biệt lứa tuổi. Vì vậy việc tiêm phòng bệnh VGB bằng vaccine là hết sức cần thiết. Trước khi tiêm phòng, nên xét nghiệm HBsAg trong máu, nếu kết quả âm tính (nghĩa là cơ thể không bị nhiễm virus viêm gan B) thì có chỉ định tiêm tuyệt đối. Với những cơ thể đã có HBsAg dương tính (đã bị nhiễm virus viêm gan B), hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận trái ngược nhau về việc có nên tiêm vaccine hay không.

(Theo Khoa học & Đời sống)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Chữa bệnh hiếu động của trẻ (16/05/2003)
Xương của người nghiện ma tuý rất khó liền (16/05/2003)
Bệnh Marfan (14/05/2003)
Công dụng của hạt gấc (14/05/2003)
Thiếu máu cục bộ não thoảng qua (14/05/2003)
Bệnh mùa nóng (13/05/2003)
Hít nhiều bụi gỗ có bị ung thư sàng hàm? (13/05/2003)
Bệnh tật do tác dụng phụ của thuốc (13/05/2003)
Tự chữa căng vú trước kỳ kinh bằng thuốc dân gian (13/05/2003)
Sang chấn tâm lý do sức ép thi cử (12/05/2003)
Già trước tuổi (12/05/2003)
Gãy xương ở phụ nữ có thai (10/05/2003)
Hội chứng nhà kín (08/05/2003)
Học sinh ôn thi nên ăn gì? (07/05/2003)
10% trẻ em dị ứng do thực phẩm (02/05/2003)
Tro ve dau trang