Chữa đau thắt ngực vì cao huyết áp
16:37' 03/06/2003 (GMT+7)

Hỏi: 3 năm nay tôi bị hoa mắt, đi khám được bác sĩ chẩn đoán cao huyết áp. Vài ngày sau khi khám, tôi thấy toàn thân mệt mỏi, đau thắt ngực, nhịp tim nhanh, làm điện tim và siêu âm tim được kết luận thất trái dày nhiều. Tôi đã dùng thuốc theo đơn bác sĩ 1 tháng nay, đi khám lại thì huyết áp đã xuống mức 130/80mmHg, nhưng ngực vẫn bị đau nhói từng cơn. Xin cho biết nguyên nhân và cách chữa.

 

Trả lời: Cao huyết áp có thể gây tổn thương "cơ quan đích" là tim, não, thận... do tình trạng xơ vữa động mạch. Thành mạch biến đổi, giảm tính đàn hồi, dễ bị kích thích, co thắt, rối loạn vận mạch hoặc hẹp dần lòng động mạch gây thiếu máu cục bộ cơ tim hay thiếu máu ở não (hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não). Nếu nhẹ thì người bệnh có biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt; nặng hơn thì có biến chứng đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não, rối loạn tuần hoàn não lâm thời hay nhồi máu não, nhũn não, chảy máu não).

Ông bị cao huyết áp, nhưng sau điều trị huyết áp đã xuống 130/80mmHg, nghĩa là đã trở về giới hạn bình thường. Tuy nhiên, cần theo dõi thêm để khẳng định huyết áp đã thực sự bình thường và ổn định chưa. Nếu huyết áp lại tăng cao trở lại, ông cần điều trị bằng phương pháp tổng hợp kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Cơn đau nhói hay đau tức ngực từng cơn là biểu hiện của tình trạng bệnh lý không bình thường của động mạch vành (trên 90% trường hợp liên quan đến xơ vữa động mạch). Để xác định chẩn đoán, cần làm điện tim nhiều lần lúc nghỉ ngơi cũng như khi có cơn đau thắt ngực, hoặc làm điện tim sau gắng sức thể lực để phát hiện tình trạng động mạch vành, thiếu máu cục bộ cơ tim. Để chính xác hơn, có thể thăm dò động mạch vành bằng phương pháp chụp X- quang cản quang động mạch vành, giúp phát hiện chính xác hơn vị trí, mức độ tổn thương, số lượng động mạch vành bị hẹp và có thể kết hợp điều trị nong động mạch vành với giá đỡ.

Trước mắt, ông có thể dùng một số thuốc chống co thắt, làm giãn động mạch vành để tăng cường tưới máu nuôi dưỡng cơ tim như Nitromint, Lenitral. Có thể dùng thêm thuốc tăng cường, cải thiện nuôi dưỡng tế bào cơ tim như Vastarel kết hợp với chế độ ăn bớt mỡ động vật, tập thể dục, đi bách bộ.

TS.Ngô Xuân Sinh, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Trẻ 1-3 tuổi ăn gì? (03/06/2003)
Chảy máu đường tiêu hoá (03/06/2003)
Trẻ 1-3 tuổi ăn gì? (03/06/2003)
Ai không được dùng cyproheptadin để trị chán ăn? (03/06/2003)
Tự phát hiện ung thư vú (03/06/2003)
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (02/06/2003)
Các bài thuốc trị bệnh thông dụng bằng rau diếp cá (02/06/2003)
Uống mật ong lâu ngày có bị tiểu đường? (31/05/2003)
Nên sử dụng biện pháp tránh thai nào? (31/05/2003)
Để trẻ khỏi biếng ăn (31/05/2003)
Bệnh sốt mò (30/05/2003)
Khắc phục trục trặc tình dục thường gặp (29/05/2003)
Bỏng đường hô hấp (29/05/2003)
Đau mỏi, chuột rút, giá lạnh chân (29/05/2003)
10 quy tắc làm việc trước máy vi tính (28/05/2003)
Tro ve dau trang