Co cứng cơ và cơn Tetanie
08:30' 16/06/2003 (GMT+7)
Hỏi: Xin cho biết thế nào là cơn co cứng cơ Tétanie? Làm thế nào để phát hiện sớm cơn Tétanie tiềm ẩn?
 

Trả lời: Cơn Tétanie là những cơn co cứng các cơ thường gặp ở bệnh nhân có tình trạng giảm nồng độ canxi huyết do suy chức năng tuyến cận giáp.

Vai trò chủ yếu của tuyến cận giáp là điều hoà chuyển hoá nồng độ canxi và phôtpho để giữ cân bằng nồng độ canxi trong máu. Canxi có vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể: Làm giảm tính hưng phấn của hệ thần kinh ngoại vi, giảm tính thấm màng tế bào, là nguyên liệu tạo xương, tham gia vào quá trình đông máu... Nhu cầu canxi cần từ 0,5 đến 1g trong 24 giờ cho một cơ thể khoẻ mạnh.

Người bệnh có thể dễ nhận biết cơn Tétanie điển hình với biểu hiện: cảm giác khó chịu và tê buồn ở các đầu ngón (nhất là ngón tay); sau đó xuất hiện các cơn co cứng (thường có tính chất đốt xứng, biểu hiện rất rõ ở đầu các ngón). Sự co cứng các cơ không gây cảm giác đau mà gây khó chịu, lo lắng, sợ hãi cho người bệnh. Thời gian co cơ không kéo dài, đặc biệt khỏi rất nhanh nếu kịp thời tiêm canxi vào tĩnh mạch. Hãn hữu có thể gặp tình trạng co thắt các cơ trơn như co thắt thanh quản, tâm vị dạ dày...

Không phải lúc nào cũng có thể bắt gặp các cơn Tétanie điển hình, vì vậy cần chú ý đến những biểu hiện tiềm ẩn của bệnh:

- Chuột rút ban đêm, máy cơ, có cơn co giật thoảng qua ở trẻ em (co thắt thanh quản, ho, nấc).
- Da khô, hay có tróc vảy, tóc khô dễ rụng, lông cứng...
- Móng chân, móng tay có vạch khía, dễ gãy, đôi khi có các đốm trắng hoặc viêm quanh móng do nấm.
- Dễ có nguy cơ đục nhân mắt.
- Các dấu hiệu của sự tăng kích thần kinh: giật khoé môi trên, cánh mũi, giật nửa mặt.

Cần phân biệt cơn Tétanie do suy tuyến cận giáp và các cơn Tétanie do các nguyên nhân khác như:

- Trạng thái tăng co giật: là những cơn Tétanie ở trẻ em bị còi xương do thiếu vitamin D, do rối loạn hấp thu canxi tại ruột. Trường hợp này xét nghiệm cho thấy nồng độ canxi huyết vẫn trong giới hạn bình thường do tuyến cận giáp hoạt động bù trừ. Triệu chứng hay gặp là cơn co thắt thanh môn gây khó thở, tím tái, co giật các chi, nặng có thể gây ngạt thở.
- Cơn Tétanie do bệnh thận: do suy chức năng thận gây rối loạn chuyển hoá.
- Tétanie ở người có thai và cho con bú- những đối tượng tăng nhu cầu sử dụng canxi.

Việc điều trị cơn Tétanie nhằm mục đích làm mất cơn bệnh, đề phòng tái phát. Thông thường, người bệng được điều trị cấp cứu bằng tiêm các loại dẫn chất của canxi. Sau đó là chế độ ăn giàu canxi và hormone thay thế.

BS. Kim Loan, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Ăn uống chữa di tinh (13/06/2003)
Thận trọng dùng thuốc khi học thi (13/06/2003)
Tại sao nhiều phụ nữ không còn ham muốn? (12/06/2003)
Chữa cận thị bằng phương pháp Lasik (12/06/2003)
Khắc phục thoát vị nghẹt (12/06/2003)
Xử lý mụn rộp (12/06/2003)
Chăm sóc người suy thận mạn (12/06/2003)
Có nên dùng thực phẩm biến đổi gene? (11/06/2003)
Tìm hiểu bệnh viêm gan siêu vi B (10/06/2003)
Chứng... khát nước (10/06/2003)
Thuốc gì cho trẻ táo bón? (10/06/2003)
8 loại thuốc không nên dùng cho trẻ em (10/06/2003)
3 món canh giải nhiệt mùa hè (09/06/2003)
10 yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ trẻ em (09/06/2003)
Điều trị các bệnh nhiễm trùng da thường gặp (09/06/2003)
Tro ve dau trang