Xử trí khi bị dị ứng thực phẩm
07:42' 19/06/2003 (GMT+7)
Với 2% người lớn và 3-8% trẻ em, một số thực phẩm như thủy hải sản (tôm, cua, sò, mực, cá...), trứng, sữa, đậu, đỗ, lạc, bột mì, ngô và chế phẩm của chúng (kể cả men rượu, bia...) có thể làm nổi mày đay, tiêu chảy, khó thở...; thậm chí gây choáng phản vệ hoặc tử vong nếu không kịp thời cứu chữa.
Cá cũng là món ăn gây dị ứng với một số người

Theo các chuyên gia y tế, dị ứng xảy ra khi có kết hợp giữa IgE của cơ thể với kháng nguyên và giải phóng histamin. Nồng độ histamin tăng đột ngột đã gây nên những biểu hiện cấp tính, thường là nổi mày đay, mẩn ngứa, chàm, đau bụng, tiêu chảy, khó thở... Một số trường hợp nặng có thể gây choáng phản vệ và dẫn tới tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Ngoài ra, phản ứng dị ứng có thể gây các bệnh mạn tính như viêm thanh quản, viêm ruột, chàm, hen phế quản, thấp khớp, đau nửa đầu viêm tai giữa...
 
Xác định căn nguyên gây dị ứng

- Ngừng ăn loại thực phẩm bạn nghi ngờ gây dị ứng để theo dõi xem các triệu chứng của bệnh có thuyên giảm không.
- Nếu các triệu chứng thuyên giảm, hãy làm thử nghiệm kiểm tra bằng cách ăn nhiều hơn một loại thực phẩm mà bạn đã loại đi. Nếu là sữa và chế phẩm, sử dụng sữa tách bơ, sữa chua và fomat ít chất béo 2-3 lần/ngày. Nếu là ngô, ăn hạt ngô nguyên, bỏng ngô, bánh ngô... Nếu là bột mì, ăn bánh mì, mì ăn liền, mì ống... Nếu triệu chứng của bệnh dị ứng xuất hiện, thực phẩm đó được coi là tác nhân gây dị ứng. Lưu ý là một số phản ứng dị ứng có thể xuất hiện sau khi ăn tới 2-3 ngày.

Nếu bạn đã có phản ứng cấp tính hoặc dị ứng với lạc và tôm, tuyệt đối không được làm thử nghiệm kiểm tra này; nếu vẫn thực hiện, bạn có nguy cơ bị choáng phản vệ, nguy hiểm tới tính mạng.

- Tiếp tục kiểm tra với các thực phẩm nghi ngờ khác. 

Khi phát hiện chính xác thực phẩm hay thành phần của thực phẩm gây dị ứng, hãy ngừng ăn thực phẩm này cũng như các chế phẩm của nó.

Phòng tránh

Để dự phòng dị ứng do thực phẩm, các nhà sản xuất và chế biến thực phẩm cần chú ý lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm, thường xuyên vệ sinh dụng cụ và nơi sản xuất, chỉ dùng những chất bảo quản và chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng, thực hiện tốt việc ghi nhãn mác sản phẩm... Mục đích của công tác kể trên là tránh tiếp xúc và ô nhiễm chéo từ thực phẩm có khả năng gây dị ứng sang những thực phẩm không gây dị ứng.

Người nội trợ, nhất là ở gia đình có người bị dị ứng, khi mua, chế biến và bảo quản thực phẩm cũng cần để riêng các thực phẩm có khả năng gây dị ứng, rửa sạch dụng cụ chế biến thực phẩm.

Trong mọi trường hợp, không ăn thực phẩm, nhất là thịt, cá và các loại thủy hải sản khác khi đã có biểu hiện hư hỏng để tránh nguy cơ ngộ độc và dị ứng thực phẩm cao.

Xử trí

Khi bị dị ứng nhẹ, cơ thể có thể tự điều chỉnh mà không cần dùng thuốc. Nếu có biểu hiện nặng, cần dùng thuốc kháng histamin và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế điều trị.

Với người có tiền sử dị ứng thực phẩm, cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm, nhất là các món ăn hỗn hợp, xem kỹ thành phần thực phẩm và các chất phụ gia được ghi trên nhãn mác trước khi mua và cũng cần mang theo thuốc chống dị ứng để có thể tự điều trị kịp thời.

ThS. Nguyễn Thanh Tuấn, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Chữa hội chứng thắt lưng chậu (18/06/2003)
Các xét nghiệm bệnh cao huyết áp (18/06/2003)
Viêm xoang trán (18/06/2003)
Bệnh thuỷ đậu và cách xử trí (18/06/2003)
Làm thế nào để cai nghiện thuốc lá? (17/06/2003)
Cẩn thận khi cho ong đốt chữa bệnh (16/06/2003)
Co cứng cơ và cơn Tetanie (16/06/2003)
Ăn uống chữa di tinh (13/06/2003)
Thận trọng dùng thuốc khi học thi (13/06/2003)
Tại sao nhiều phụ nữ không còn ham muốn? (12/06/2003)
Chữa cận thị bằng phương pháp Lasik (12/06/2003)
Khắc phục thoát vị nghẹt (12/06/2003)
Xử lý mụn rộp (12/06/2003)
Chăm sóc người suy thận mạn (12/06/2003)
Có nên dùng thực phẩm biến đổi gene? (11/06/2003)
Tro ve dau trang