Bệnh lo âu
14:44' 23/06/2003 (GMT+7)

Nỗi sợ hãi không có chủ đề rõ ràng, mơ hồ, vô lý đeo đuổi bạn ngay cả khi tác động của sự kiện gây lo âu đã kết thúc từ lâu. Khi bạn không còn làm việc và sinh hoạt như người bình thường, cũng là lúc chứng lo âu của bạn đã trở thành bệnh lý, cần được bác sĩ chuyên khoa tâm thần giúp đỡ.

 

Lo âu là một phản ứng cảm xúc tự nhiên, có thể coi là tín hiệu báo động, báo cho cá thể biết rằng sẽ có sự đe dọa từ bên ngoài (những khó khăn, thử thách, đe dọa của tự nhiên hoặc xã hội) hoặc bên trong cơ thể giúp con người tìm ra được các giải pháp phù hợp để tồn tại và phát triển.

Không những thế lo âu còn là một trạng thái căng thẳng, lan tỏa và thường là cảm giác sợ hãi hết sức mơ hồ, khó chịu và thường kèm theo nhiều triệu chứng về cơ thể như: vã mồ hôi, tim đập nhanh, cảm giác nghẹt thở, run chân tay.

Triệu chứng


- Triệu chứng chủ quan: Đó là cảm giác căng thẳng, bồn chồn, bất an. Người mắc chứng lo âu thường cảm thấy bực bội, khó chịu, đứng ngồi không yên, luôn vận động chân tay (các triệu chứng này không phải do thuốc gây ra). Cảm giác rất khó tập trung chú ý để làm việc, cảm giác trống rỗng trong đầu, đặc biệt là không thể nghỉ ngơi. Có thể có cảm giác xung quanh mình có điều gì đó thay đổi, cảm giác có thay đổi trong cơ thể mình. Thậm chí có người còn sợ mình sẽ mất tự chủ, không kiềm chế được bản thân.

- Triệu chứng cơ thể: Hồi hộp, đánh trống ngực, cảm thấy tim đập nhanh hơn, đau ngực; có người cảm thấy khó thở như bị ai chẹt cổ; có người lại có cảm giác hụt hơi, khó thở, ngột ngạt. Thường, ai cũng run rẩy, ra mồ hôi chân tay; có người toát mồ hôi như vừa tắm (kể cả trời lạnh). Người hay lo lắng dễ rối loạn giấc ngủ: khó ngủ, trằn trọc, suy nghĩ miên man, khó duy trì giấc ngủ.

- Một số triệu chứng khác có thể gặp: tiểu tiện nhiều lần, căng thẳng cơ bắp, hoa mắt, chóng mặt, nhìn mờ...

Tiến triển của lo âu

Đối với lo âu bệnh lý, bệnh nhân thường có hiện tượng né tránh những hoàn cảnh, sự kiện gây lo âu. Trường hợp lo âu nặng, kéo dài và không được điều trị, bệnh nhân sẽ thu hẹp các hoạt động cá nhân với mục đích duy nhất chỉ để ngăn chặn không cho lo âu xuất hiện.

Lo âu thường kết hợp với tình trạng lạm dụng các chất (nhất là rượu), khi đó việc điều trị khó khăn hơn nhiều. Cũng thường gặp lo âu kết hợp với trầm cảm; trong trường hợp này bệnh nhân có biểu hiện đồng thời triệu chứng của lo âu và trầm cảm.

Làm gì khi có biểu hiện lo âu?

Khi phát hiện một người có biểu hiện lo âu, việc đầu tiên cần làm là hỏi kỹ về các sự kiện hay nguyên nhân gây lo âu để biết nỗi lo này có xuất phát từ những stress trong cuộc sống hay không? Mức độ lo âu có tương xứng với sự kiện đó hay không? Biểu hiện của lo âu có thường xuyên hay không? Cũng cần hỏi thêm tiền sử bệnh lý tâm thần, bệnh lý cơ thể (nhất là tổn thương tại não).

Việc cần làm nhất là đưa người bệnh đến các phòng khám chuyên khoa tâm thần để được khám, tư vấn và điều trị sớm.

BS.Lê Thiện, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Sốt đỉnh núi (23/06/2003)
Nhận biết và xử lý nhiễm khuẩn rốn trẻ sơ sinh (20/06/2003)
Đau khớp háng, bị bệnh gì? (20/06/2003)
Stress làm giảm khả năng cương cứng của đàn ông (19/06/2003)
Chữa bệnh quai bị bằng y học cổ truyền (19/06/2003)
Xử trí khi bị dị ứng thực phẩm (19/06/2003)
Chữa hội chứng thắt lưng chậu (18/06/2003)
Các xét nghiệm bệnh cao huyết áp (18/06/2003)
Viêm xoang trán (18/06/2003)
Bệnh thuỷ đậu và cách xử trí (18/06/2003)
Làm thế nào để cai nghiện thuốc lá? (17/06/2003)
Cẩn thận khi cho ong đốt chữa bệnh (16/06/2003)
Co cứng cơ và cơn Tetanie (16/06/2003)
Ăn uống chữa di tinh (13/06/2003)
Thận trọng dùng thuốc khi học thi (13/06/2003)
Tro ve dau trang