Nói không rõ tiếng, chữa được không?
08:47' 25/06/2003 (GMT+7)

Hỏi: Cha cháu nói không rõ tiếng, gia đình cháu có 6 anh chị em thì có tới 5 người cũng bị chứng bệnh này. Lớn lên, 4 người lần lượt khỏi, riêng cháu đã 17 tuổi mà vẫn chưa khỏi. Xin chỉ cho cháu cách chữa căn bệnh này.

Trả lời:
Tiếng nói được cấu tạo từ sóng âm phát ra do chấn động của 2 dây thanh trong thanh quản dưới tác động của luồng không khí thở ra. Nhưng sóng âm đó lại cần phải đi qua một khuôn cấu âm (tạo ra bởi khoang họng, khoang mũi, lưỡi, màn hầu, môi...) để khi thoát ra khỏi miệng, có được cấu trúc của tiếng nói.

Như vậy "nói không rõ tiếng" có thể do rối loạn hoạt động của dây thanh. Ví dụ: dây thanh bị liệt một phần nên chỉ chấn động được với biên độ nhỏ, khiến cường độ của sóng âm phát ra không đủ mạnh để người nghe tiếp nhận dễ dàng. Điều này khó xảy ra vì dây thanh liệt không chỉ gây ra rối loạn về giọng nói mà nhất thiết còn ảnh hưởng đến chức năng hô hấp (mà trong trường hợp của gia đình cháu không thấy có).

Khả năng nhiều hơn của căn bệnh "nói không rõ tiếng" ở đây có thể do rối loạn chức năng của cơ quan cấu âm, tức là tật nói ngọng. Nói ngọng ở mức độ nhất định cũng làm cho người nghe khó nắm bắt được ngữ nghĩa của lời nói. Tật nói ngọng có thể do một nguyên nhân thực thể. Ví dụ: có khe hở hàm ếch sẽ làm thông thương khoang miệng với khoang mũi khiến cho mọi âm phát ra đều bị mũi hóa làm người nghe không thể phân biệt được b, p với m; tđ với n... Trong thực tế, nguyên nhân này không thể khỏi tự nhiên được mà phải được can thiệp bằng phẫu thuật.

Tật nói ngọng nếu mang tính di truyền (trong gia đình có nhiều người mắc) lại có thể nghĩ nhiều hơn đến nguyên nhân do nghễnh ngãng, tức di truyền nghe kém ở một số vùng của giải tần thính giác. Ví dụ: nghe kém ở các tần số cao sẽ ảnh hưởng đến tiếp thu chuẩn xác các âm xát như s, x, v, ph... mà kết quả là phát âm ngọng các âm này. Tuy nhiên, nếu mức nghễnh ngãng không nặng, lớn lên đi học, nhờ biết đối chiếu các âm phát ra với chữ viết mà trẻ dần dà có thể khắc phục cách phát âm lệch chuẩn để tiếng nói của mình từng bước trở thành dễ hiểu hơn.

Trường hợp cụ thể của cháu nên đến khám ở một cơ sở chuyên khoa tai - mũi - họng có trang bị tốt để được đo sức nghe và khảo sát chức năng phát âm.

GS. Phạm Kim, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Chữa bệnh bằng tắm thuốc (25/06/2003)
Món ăn phòng chống động thai (24/06/2003)
Rò bàng quang và rò trực tràng - âm đạo (24/06/2003)
Bệnh lo âu (23/06/2003)
Sốt đỉnh núi (23/06/2003)
Nhận biết và xử lý nhiễm khuẩn rốn trẻ sơ sinh (20/06/2003)
Đau khớp háng, bị bệnh gì? (20/06/2003)
Stress làm giảm khả năng cương cứng của đàn ông (19/06/2003)
Chữa bệnh quai bị bằng y học cổ truyền (19/06/2003)
Xử trí khi bị dị ứng thực phẩm (19/06/2003)
Chữa hội chứng thắt lưng chậu (18/06/2003)
Các xét nghiệm bệnh cao huyết áp (18/06/2003)
Viêm xoang trán (18/06/2003)
Bệnh thuỷ đậu và cách xử trí (18/06/2003)
Làm thế nào để cai nghiện thuốc lá? (17/06/2003)
Tro ve dau trang