Bệnh sán lá gan nhỏ
08:50' 25/06/2003 (GMT+7)

Một loài sán lá sống ký sinh ở các đường dẫn mật của người và động vật, thải trứng ra ngoài qua phân; trứng này trở thành kén sán lẫn vào thịt, cá gây bệnh. Tuy không lây trực tiếp từ người sang người, nhưng sán lá gan có ổ bệnh ở nhiều địa phương; lứa tuổi nào cũng có thể mắc.

Một số loài sán lá phát hiện trong gan động vật.

Bệnh sán lá gan nhỏ ở Việt Nam do hai loài Clonorchis sinensis và Opisthorchis viveririni gây nên. Đây là các loài sán lá sống ký sinh ở các đường dẫn mật (trong và ngoài gan). Người và động vật (chó, mèo...) là nguồn bệnh chủ yếu, thải trứng sán qua phân. Các loài cá thuộc họ cá chép (cá chép, cá mè, trôi, diếc...) ăn trứng sán và trứng nở thành ấu trùng tồn tại dưới dạng kén (nang) ở thịt, cá. Khi người và động vật ăn thịt, cá có kén sán chưa nấu chín sẽ bị mắc bệnh sán lá gan nhỏ. Khả năng miễn dịch của cơ thể người với mầm bệnh rất yếu; đa số không có khả năng chống chọi sự xâm nhập của bệnh.

Sán lá gan nhỏ là bệnh khá phổ biến ở một số địa phương của Việt Nam, những nơi có tục ăn gỏi cá như Nam Định, Hà Nam, Phú Yên...Vì vậy, cần hết sức cảnh giác khi ăn thức ăn chưa được nấu chín.

Triệu chứng

Từ khi nang sán vào ruột đến khi phát triển thành sán trưởng thành ở gan khoảng 30 ngày. 2 loài sán kể trên gây bệnh với các triệu chứng tương tự nhau. Tính chất bệnh phụ thuộc vào số lượng ấu trùng đã nhiễm vào cơ thể. Khi nhiễm ít, các triệu chứng thường mờ nhạt, kéo dài nhiều năm và là những nguồn bệnh khó phát hiện (người lành mang trùng). Khi nhiễm nhiều (thường trên 100 sán), các triệu chứng mới xuất hiện rõ.

- Giai đoạn khởi phát: rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, nôn, đi ngoài khi lỏng khi táo. Nhiều trường hợp có các triệu chứng dị ứng: da nổi mẩn, ngứa, bạch cầu ái toan trong máu tăng.

- Giai đoạn toàn phát: bệnh nhân gầy sút, vàng da, đau bụng vùng hạ sườn phải. Gan to, mật độ chắc hoặc cứng, đau. Ở giai đoạn này, người bệnh rất dễ bị biến chứng viêm đường mật. Nếu mắc bệnh dài ngày có thể bị xơ gan đường mật. Do vậy, bệnh nhân giảm sút sức đề kháng, có thể tử vong do bội nhiễm hoặc các biến chứng của viêm đường mật, xơ gan mật.

Để chẩn đoán đúng bệnh sán lá gan nhỏ, cần xét nghiệm phân hoặc dịch mật để tìm trứng sán. Tuy nhiên, phân biệt trứng của 2 loại sán kể trên không dễ dàng.

Điều trị

- Sử dụng các thuốc diệt sán: hexachloroparaxylol (HPX hoặc cloxyl) hoặc praziquantel. Cần chú ý giải quyết các biến chứng như viêm đường mật, nâng đỡ sức để kháng chung của cơ thể.

Phòng bệnh

- Tuyên truyền nếp sống vệ sinh khoa học, ăn chín uống sôi. Không ăn cá sống (gỏi cá) hoặc tái. Không dùng phân tươi nuôi cá, bón ruộng.
- Điều tra phát hiện người mắc bệnh. Cần chú ý những người sống trong vùng lưu hành bệnh, điều trị người mắc bệnh.

BS.Nguyễn Hà, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Nói không rõ tiếng, chữa được không? (25/06/2003)
Chữa bệnh bằng tắm thuốc (25/06/2003)
Món ăn phòng chống động thai (24/06/2003)
Rò bàng quang và rò trực tràng - âm đạo (24/06/2003)
Bệnh lo âu (23/06/2003)
Sốt đỉnh núi (23/06/2003)
Nhận biết và xử lý nhiễm khuẩn rốn trẻ sơ sinh (20/06/2003)
Đau khớp háng, bị bệnh gì? (20/06/2003)
Stress làm giảm khả năng cương cứng của đàn ông (19/06/2003)
Chữa bệnh quai bị bằng y học cổ truyền (19/06/2003)
Xử trí khi bị dị ứng thực phẩm (19/06/2003)
Chữa hội chứng thắt lưng chậu (18/06/2003)
Các xét nghiệm bệnh cao huyết áp (18/06/2003)
Viêm xoang trán (18/06/2003)
Bệnh thuỷ đậu và cách xử trí (18/06/2003)
Tro ve dau trang