Ăn gạo lứt muối mè có chữa được bệnh?
09:27' 03/07/2003 (GMT+7)
Hỏi: Tôi bị bệnh viêm đại tràng co thắt, đọc báo thấy có người ăn gạo lứt muối mè trong 21 ngày có thể chữa được bệnh. Xin cho biết, gạo lứt muối mè là gi? Nếu thức ăn này chữa được bệnh thì cách chế biến ra sao?

Trả lời: Gạo lứt là gạo chỉ xay trật vỏ trấu, không giã. Ăn hạt gạo còn nguyên lớp vỏ cám và nấu thành cơm, ăn với muối vừng (các tỉnh miền Trung, Nam gọi là mè) về cơ bản không giống với dinh dưỡng hiện đại. Theo quan điểm dinh dưỡng hiện đại, ăn càng nhiều loại lương thực, thực phẩm càng tốt vì nó sẽ cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Nhưng trong thực tế, phương pháp ăn gạo lứt muối vừng cũng đã được nhiều người áp dụng và đã chữa được nhiều bệnh mạn tính (kể cả bệnh viêm đại tràng co thắt mà bạn đang mắc phải). Đây là phương pháp do giáo sư Ohsawa, nhà dưỡng sinh Nhật Bản đã dày công nghiên cứu và truyền bá ở Việt Nam. Nhiều người đã ăn theo phương pháp này trong 10 năm, thậm chí lâu hơn mà không thấy có biểu hiện thiếu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chống chỉ định như trẻ em đang lớn, người đang suy kiệt chán ăn, bệnh lao đang tiến triển, người khuyết hỏng nhiều răng... Đây là những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu để thống nhất quan điểm.

Mặt khác, trong thời đại công nghiệp, việc ăn theo đúng phương pháp gạo lứt muối vừng cũng khó áp dụng rộng bởi những yêu cầu chặt chẽ của nó. Chẳng hạn, khi ăn, chỉ tập trung vào việc ăn. Ăn chậm, nhai kỹ (miếng cơm phải nhai 60-70 lần, thậm chí có tài liệu nêu 100 lần nhuyễn ra như cháo rồi mới nuốt và ăn miếng khác). Ăn xong bữa cơm mất hơn tiếng đồng hồ. Không ăn no, không ăn mọi thực phẩm có pha trộn hoá chất (chất phụ gia bảo quản, làm mềm, làm đông, phẩm màu nhuộm...) hoặc rau quả phun thuốc trừ sâu, thực phẩm trái mùa...

Trong thời gian ăn gạo lứt muối vừng cũng không được kết hợp dùng thuốc Đông, Tây y, kể cả thuốc bổ. Nếu vi phạm càng nhiều thì khả năng thành công càng ít.

Nếu bạn muốn áp dụng phương pháp này, cần tìm đọc kỹ những cuốn sách viết chi tiết về các phương pháp này, chứ không thể chỉ qua một bài báo. Cũng cần nói thêm, phương pháp này phải áp dụng lâu dài, chứ không phải chỉ là 21 ngày như bạn đã viết trong thư.

BS.Vũ Định, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Tinh dịch màu hồng có nguy hiểm? (01/07/2003)
Tiếng ồn trong tai và hiện tượng lão thính (01/07/2003)
Khô miệng mạn tính ở người cao tuổi (01/07/2003)
Đông y có thể hỗ trợ sinh con theo ý muốn? (30/06/2003)
Khi nào phụ nữ sợ quan hệ tình dục? (28/06/2003)
Có nên uống nước cua sống để chữa bệnh? (27/06/2003)
Ai hay bị chấn thương cơ và xương? (26/06/2003)
Phẫu thuật vá màng nhĩ (25/06/2003)
Cháo mùa hè cho người cao tuổi (25/06/2003)
Bệnh sán lá gan nhỏ (25/06/2003)
Nói không rõ tiếng, chữa được không? (25/06/2003)
Chữa bệnh bằng tắm thuốc (25/06/2003)
Món ăn phòng chống động thai (24/06/2003)
Rò bàng quang và rò trực tràng - âm đạo (24/06/2003)
Bệnh lo âu (23/06/2003)
Tro ve dau trang