Xử lý chuột rút
15:24' 10/07/2003 (GMT+7)

Dù đang ở tuổi "bẻ gãy sừng trâu", người ta cũng có thể phải tạm thời ngưng mọi hoạt động vì cơn co cứng đột ngột một phần cơ chân, tay. Trước cơn đau bất ngờ này, ít ai biết cách xử trí đúng, dù chỉ là những động tác xoa bóp hết sức đơn giản.

Nên xoa bóp khởi động trước khi tập luyện để tránh chuột rút.

Chuột rút là sự co cơ ngoài ý muốn, xuất hiện đột ngột làm bệnh nhân rất đau đớn. Đây là một bệnh khá phổ biến, chủ yếu gặp ở nam giới, và ở các cơ thuộc hai chi dưới, nắn thì thấy đau.

Về cǎn nguyên bệnh chưa xác định rõ nên còn nhiều ý kiến. Có người cho rằng do rối loạn chức nǎng thần kinh thực vật. Song cũng có người cho rằng vì mệt mỏi ra nhiều mồ hôi, gây mất nhiều muối natri clorua. Một nhận xét khác thì cho rằng do cơ bắp phải làm việc nhiều nên ứ đọng axit lactic trong cơ, gây co cứng cơ.

Chuột rút cũng hay gặp ở những người bơi lâu, bơi xa và đã xảy ra nhiều trường hợp chết đuối vì chuột rút. Người ta cho rằng đó là do thay đổi đột ngột nóng lạnh (cơ thể quá nóng do bơi quá nhiều, nước quá lạnh) và axit lactic trong cơ bắp tǎng nhiều, cơ thể mệt mỏi không chủ động chi phối được các bắp thịt để chống lại ảnh hưởng bên ngoài, cơ bắp phản ứng lại bằng cách co cứng.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa chuột rút, trước khi vận động mạnh nên ǎn các thức ǎn có muối và đường. Uống nhiều nước trước và sau khi luyện tập, hoặc khi phải làm việc sử dụng nhiều tới cơ bắp. Xoa bóp khởi động chuẩn bị luyện tập, bơi lội, hoặc lao động có tác dụng tốt giảm tình trạng chuột rút tới mức tối thiểu.

Xử trí

Khi đã bị chuột rút thì phải làm dịu cơn đau bằng các động tác đơn giản:

- Nếu chuột rút ở bắp chân thì kéo chân ra, đồng thời ấn mạnh phần cuối của bắp chân trên một mặt phẳng cứng. Nếu ở đùi, nhờ người khác dùng một tay đỡ gót chân để làm cho đầu gối của mình cǎng thẳng, còn một tay ấn đầu gối xuống dưới. Sau đó xoa bóp vùng bị chuột rút. Nếu chuột rút ở bàn chân thì cầm đầu bàn chân kéo nhẹ rồi đứng dậy và đứng thẳng người một lúc nhưng không cho gót chạm đất.

- Có thể dùng dầu hoặc cồn long não xoa bóp vùng bị chuột rút, đồng thời bắt cơ bắp làm việc nhẹ nhàng đến khi hết chuột rút. Tắm nước nóng cũng tốt, giúp các cơ giãn ra hồi phục tính đàn hồi của chúng.

- Chuột rút bàn tay (ít xảy ra) có thể gặp ở những người phải sử dụng tới bàn tay lặp đi lặp lại trong một thời gian dài (các nhà vǎn, người chơi đàn vĩ cầm... ) các ngón tay bị đau cứng đờ. Hãy kéo nhẹ các ngón, rồi xoa bóp bàn tay.

- Tập thể dục thường xuyên, có một chế độ nghỉ ngơi, ǎn uống thích hợp và cân bằng sẽ làm giảm nhiều nguy cơ bị chuột rút.

BS. Minh Nguyệt (Sức khoẻ & Đời sống)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Tiểu ra cặn trắng (10/07/2003)
Dùng thuốc hạ sốt thế nào cho an toàn? (09/07/2003)
Viêm cốt tuỷ trẻ em (08/07/2003)
Nam giới chăm sóc sức khỏe sinh sản thế nào? (08/07/2003)
Chụp X-quang nhiều có bị nhiễm xạ không? (07/07/2003)
Xử trí khi trẻ bị co giật (07/07/2003)
Ngứa khi mang thai (07/07/2003)
Sử dụng thuốc berberin đúng cách (06/07/2003)
Nốt ruồi nào phát triển thành ung thư? (06/07/2003)
Thế nào là tình dục bình thường? (06/07/2003)
Tầm xuân - loài hoa chữa bách bệnh (05/07/2003)
Tự sử dụng thuốc nhức đầu (05/07/2003)
Món ăn - bài thuốc cho người suy nhược thần kinh (04/07/2003)
 Bệnh nhược cơ có thể gây tử vong đột ngột? (03/07/2003)
Phụ nữ bị bệnh nên tránh thai thế nào? (03/07/2003)
Tro ve dau trang