Thận trọng khi dùng viên thuốc sủi
16:23' 10/07/2003 (GMT+7)

Khác với các loại thuốc viên thường gây cảm giác khó chịu khi uống, thuốc sủi (effervescent) được mọi lứa tuổi ưa chuộng (đặc biệt trẻ nhỏ). Màu sắc hấp dẫn, mùi vị thơm ngon, loại thuốc này luôn cho cảm giác dễ chịu; nhưng lại có thể khiến người dùng tăng hoặc thêm bệnh nếu không sử dụng đúng.

 

Như bất kỳ một loại thuốc viên nào khác, viên thuốc sủi ngoài dược chất còn được "độn" thêm nhiều chất khác không có tác dụng điều trị và được giới chuyên môn gọi là các tá dược. Chính vì thế mà viên thuốc sủi bao giờ cũng có kích thước lớn hơn chiếc cúc áo mǎng tô.

Các tá dược chứa trong viên thuốc sủi bao giờ cũng có một chất để tạo sủi, đó là Nabicarbonat. Chất này có bản chất kiềm nên khi gặp chất có tính acid như vitamin C (còn gọi là acid ascorbic) chẳng hạn trong môi trường nước thì sẽ tạo một phản ứng hóa học để thành muối ǎn và sinh ra các bọt khí.

Trong viên thuốc sủi còn được phối chế thêm các chất tạo màu và tạo mùi thơm như chanh hay cam, có thuốc còn có thêm đường để tạo vị ngọt. Có thể nói thuốc sủi được bào chế với mục đích khi dùng giống như một thứ đồ uống giải khát thông thường, gây cảm giác dễ chịu. Tác dụng này gây hiệu ứng tâm lý khá tốt nhất là đối với con trẻ.

Sử dụng đúng


Xét về bản chất, thuốc sủi vẫn là thuốc nên không thể không có các tác dụng không mong muốn. Đôi khi, mặt hữu dụng lại trở thành phản tác dụng và gây ra một số tai biến. Vì thế khi dùng viên thuốc sủi cần lưu ý một số điểm sau đây:

- Dùng cả viên thuốc và hòa tan hoàn toàn trong một cốc nước đã đun sôi để nguội. Có thể cho thêm một vài viên đá cho có cảm giác mát lạnh. Phải đợi cho viên thuốc tan hết mới được dùng.

- Sau khi lấy một viên thuốc ra khỏi hộp thì số thuốc còn lại phải được đậy nắp thật kín, tránh ẩm. Viên thuốc sủi nếu để lâu ngoài không khí sẽ bị hút ẩm và mất đi tác dụng sủi bọt.

- Cất thuốc ở chỗ cao, ngoài tầm với của trẻ để tránh trường hợp bố mẹ vắng nhà trẻ tự động lấy thuốc ra dùng "vô tội vạ".

- Đối với viên thuốc sủi UPSA C, ngoài lượng vitamin C có trong một viên là 1.000mg còn có 283mg muối ǎn (hình thành sau phản ứng hóa học có sủi bọt) nên không được dùng cho những người bị suy thận hoặc những người kiêng ǎn mặn. Những bệnh nhân bị cao huyết áp cũng không nên dùng nhiều.

- Với viên UPSA C calcium hay viên Calcium Sandoz forte, do có chứa thêm thành phần muối khoáng calci (500mg) ngoài lượng muối ǎn được hình thành sau phản ứng sủi bọt nên cũng cần thận trọng như khi dùng UPSA C. Các loại viên sủi này không được dùng cho những người bị calci cao trong máu, nước tiểu có nhiều cặn sỏi hay mắc bệnh sỏi thận.

- Tác dụng phụ của các viên thuốc sủi rất hiếm xảy ra và nếu có thì nhẹ, chẳng hạn như cảm giác ậm ạch do có nhiều hơi trong bụng, táo bón hoặc tiêu chảy. Một điều cần lưu ý nữa là không nên dùng viên thuốc sủi sau khi đã uống các loại nước giải khát có ga như Coca Cola hay Pepsi Cola, 7 Up...

BS. Kiều Hưng, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Xử lý chuột rút (10/07/2003)
Tiểu ra cặn trắng (10/07/2003)
Dùng thuốc hạ sốt thế nào cho an toàn? (09/07/2003)
Viêm cốt tuỷ trẻ em (08/07/2003)
Nam giới chăm sóc sức khỏe sinh sản thế nào? (08/07/2003)
Chụp X-quang nhiều có bị nhiễm xạ không? (07/07/2003)
Xử trí khi trẻ bị co giật (07/07/2003)
Ngứa khi mang thai (07/07/2003)
Sử dụng thuốc berberin đúng cách (06/07/2003)
Nốt ruồi nào phát triển thành ung thư? (06/07/2003)
Thế nào là tình dục bình thường? (06/07/2003)
Tầm xuân - loài hoa chữa bách bệnh (05/07/2003)
Tự sử dụng thuốc nhức đầu (05/07/2003)
Món ăn - bài thuốc cho người suy nhược thần kinh (04/07/2003)
 Bệnh nhược cơ có thể gây tử vong đột ngột? (03/07/2003)
Tro ve dau trang