Bệnh basedow trẻ em
16:31' 30/07/2003 (GMT+7)
Hỏi: Trẻ em có thể bị bệnh basedow giống như người lớn không? Việc điều trị có gì khác biệt?

Trả lời: Bệnh basedow (hay còn gọi là bệnh cường giáp trạng) có thể gặp cả ở người lớn và trẻ em. Đó là hiện tượng rối loạn chức năng tuyến giáp dẫn đến tình trạng tăng nồng độ hormon tuyến giáp (Thyroxin- T4) trong máu. Điều này dẫn đến hàng loạt biến đổi ở các cơ quan.

Bệnh basedow gặp ở trẻ em với tỷ lệ thấp hơn và biến chứng thường không nặng nề so với người lớn. Cho đến nay, nguyên nhân của bệnh vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu. Nguyên nhân tự miễn (liên quan đến một chất gọi là kháng thể kháng lại tuyến giáp có sẵn trong cơ thể) được đặt lên hàng đầu.

Ngoài ra, basedow còn liên quan đến các rối loạn chức năng thần kinh, yếu tố gia đình và di truyền. Nhiễm trùng và chấn thương tinh thần cũng là yếu tố làm bệnh khởi phát và nặng hơn.

Triệu chứng

Basedow thường gặp ở trẻ từ 10 đến 15 tuổi, trẻ gái nhiều hơn trẻ trai. Trẻ bị basedow thường có biểu hiện:

- Hay kích thích, thay đổi tính tình; trẻ nhỏ hay quấy khóc, trẻ lớn có thể giảm trí nhớ, lười học, hay quên... Trẻ có biểu hiện rối loạn vận động: run tay là chủ yếu, yếu cơ. Thân nhiệt có thể  tăng nhẹ, da nóng ẩm, hay ra mồ hôi tay và chân.

- Về tuần hoàn và tim mạch: Hồi hộp, tiếng ngực, tim đập nhanh, huyết áp tối đa tăng nhẹ trong khi huyết áp tối thiểu giảm nhẹ, làm giãn khoảng cách huyết áp (đây là dấu hiệu chẩn đoán bệnh).

- Bướu cổ thường to lên (phì đại) do tăng sinh và tăng tưới máu. Đặc điểm của bướu cổ trong bệnh basedow là bướu mạch lan toả, có thể sờ thấy

- Về mắt, thường gặp mắt lồi to, có ánh long lanh (không phải 100% bệnh nhân bị bệnh đều có dấu hiệu này). Ngoài ra bệnh nhân có thể thấy chói mắt, chảy nước mắt; cảm giác nóng rát ở mi mắt, ánh mắt long lanh, nhìn chăm chú, chớp mắt, hở khe mi, vận động không đều giữa nhãn cầu và mi mắt...

Điều trị
 
Có hai phương pháp điều trị chính với bệnh basedow trẻ em là sử dụng thuốc và phẫu thuật. Tuy nhiên, tuyệt đối không được điều trị bằng iôt phóng xạ như ở người lớn.

BS.Kim Loan, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Phòng chữa khuyết tật bẩm sinh (27/07/2003)
Điều trị sẹo bằng máy siêu mài mòn da (25/07/2003)
Giãn tĩnh mạch (25/07/2003)
Chấn động não, bao giờ có thể yên tâm? (25/07/2003)
Coi chừng nhiễm virus viêm gan A trong nguồn nước (25/07/2003)
Muốn khoẻ xương, đừng quên sữa (24/07/2003)
Các loại viêm mũi (23/07/2003)
Dị tật thừa ngón tay bẩm sinh (23/07/2003)
Có khoảng 50 bệnh gây triệu chứng đau đầu (23/07/2003)
Lợi ích của khám phụ khoa định kỳ (23/07/2003)
Điều trị bệnh nấm móng (22/07/2003)
Ăn cơ quan sinh dục động vật có làm tăng khả năng tình dục? (22/07/2003)
Người bệnh tim có thể đi máy bay? (22/07/2003)
Khi đưa trẻ đi tàu xe (20/07/2003)
Ăn gì lợi sữa? (19/07/2003)
Tro ve dau trang