Bị tiểu đường có phải vì thừa cân?
11:06' 08/08/2003 (GMT+7)

Hỏi: Tôi đi xét nghiệm vào buổi sáng khi chưa ăn khi thì chỉ số đường huyết 142-132-123. Chỉ số như vậy có phải là tiểu đường không? Tôi 47 tuổi, nặng 58kg, cao 1,50m có phải dư cân nên bị tiểu đường?

Trả lời:
Bệnh tiểu đường đang có chiều hướng gia tăng trên thế giới, đặc biệt là bệnh tiểu đường ở người trưởng thành (còn gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin- typ 2).

Bệnh tiểu đường typ 2 là một tình trạng bệnh lý, trong đó cơ thể không có khả năng sử dụng đường một cách hợp lý do không thể tạo ra đủ lượng insulin hoặc insulin của người đó hoạt động không bình thường, vì vậy tế bào mỡ và cơ không nhận được chất đường đầy đủ. Chất đường lưu lại trong máu quá nhiều, một phần sẽ đi vào trong tế bào thần kinh, một phần sẽ qua thận để thải ra nước tiểu.

Bệnh tiểu đường typ 2 thường gặp nhất ở lứa tuổi ngoài 40. Hơn 80% người bị bệnh mập phì. Nhiều người không có triệu chứng. Bệnh thường được phát hiện khi làm xét nghiệm máu và nước tiểu.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường typ 2 biểu hiện khác nhau trên từng người bệnh. Triệu chứng xuất hiện theo thời gian bao gồm cảm giác đói, khát nước, đi tiểu nhiều lần, nhìn mờ, mệt mỏi, tê hoặc ngứa bàn tay bàn chân, vết thương lâu lành dễ bị nhiễm trùng, ở nam giới dễ bị bệnh bất lực (liệt dương).

Đo độ mập để kiểm soát lượng đường trong máu

Ðể biết mình có bị mập phì không, ta dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI). BMI = Cân nặng (kg)/Chiều cao (m)

BMI = 18,5 - 24,99 là giới hạn bình thường.
BMI = 25 - 29,99 là thừa cân độ 1.
BMI = 30 - 39,99 là thừa cân độ 2.
BMI > 40 là thừa cân độ 3.

Ðể biết chắc chắn có bị bệnh tiểu đường typ 2 hay không, phải định lượng đường trong máu sau 2 lần làm xét nghiệm lúc nhịn đói lớn hơn 1,4g/l hay 7,8mmol/l.

Vậy kết quả xét nghiệm 3 lần của bác mới ở mức có nguy cơ bị tiểu đường thôi vì đường máu bình thường là 1g/l. Bác chỉ cần dùng một chế độ ăn kiêng hợp lý và tập thể dục đều đặn chứ chưa cần phải dùng thuốc hạ đường huyết.

Làm giảm thể trọng ở những người mập sẽ giúp kiểm soát được lượng đường trong máu.

BS. Phạm Thị Thục, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Khi nào không được tiêm chủng cho trẻ? (08/08/2003)
Bệnh nấm da đầu (07/08/2003)
Tự chữa đại tiện ra máu (07/08/2003)
Mang thai, có thể đi công tác xa? (07/08/2003)
Phòng ngừa sốc phản vệ gây tử vong (07/08/2003)
Tại sao phụ nữ hay bị viêm bàng quang? (07/08/2003)
Dị dạng đường tiết niệu gây nhiễm trùng tiểu - bệnh bẩm sinh dễ bị bỏ quên (06/08/2003)
Phòng ngừa sốc phản vệ gây tử vong (06/08/2003)
Cẩn thận với thuốc tăng khả năng tình dục (06/08/2003)
Những triệu chứng ''êm ả'' đáng sợ của bệnh tâm thần (05/08/2003)
Cách xử trí bong gân (05/08/2003)
Lúc nào nên dùng thuốc hạ sốt? (05/08/2003)
Phát hiện bệnh tật trẻ em qua tiếng khóc (05/08/2003)
10 bí quyết giữ gìn khả năng thụ thai (04/08/2003)
Trị bệnh Aphtes (04/08/2003)
Tro ve dau trang