Xử trí chấn thương tinh hoàn
14:08' 12/08/2003 (GMT+7)
Chỉ sau một va chạm mạnh (như một cú đá), một tai nạn (khi chơi thể thao, ngã ngồi lên một đống gỗ, thanh sắt hoặc bị vật nhọn xuyên qua bìu) không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân cũng có thể bị teo tinh hoàn- một trong những biểu hiện đầu tiên của chứng vô sinh. Trong khi đó, không phải ai cũng được xử trí đúng khi vùng ''cấm'' này bị chấn thương.
Va quệt khi chơi thể thao có thể gây chấn thương tinh hoàn.
 

Tinh hoàn bị tổn thương thường là tinh hoàn phải do ở vị trí cao, dễ bị đụng dập. Thăm khám chấn thương tinh hoàn rất khó vì đau. Hướng chẩn đoán căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện xảy ra tai biến. Nếu là tổn thương mới kèm theo triệu chứng đau cấp tính, thấy đám tụ máu ở bìu, thế nào cũng đau lan lên nếp bẹn.

Khi bị chấn thương tinh hoàn, bìu thường sưng to, soi đèn ánh sáng không thể chiếu qua. Ðối với tổn thương đã lâu, mức độ đau có giảm nhưng tinh hoàn vẫn nhạy cảm khi sờ đụng, bìu vẫn tăng thể tích...

Chẩn đoán

Ghi hình siêu âm có thể giúp cho chẩn đoán nhằm so sánh tinh hoàn 2 bên đặc biệt xem màng trắng tinh hoàn bên tổn thương có bị vỡ hay không.

Ðiều trị

- Khi có chấn thương tinh hoàn, phải chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị ngay. Tại đây, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật nếu xuất hiện u máu lớn, màng trắng tinh hoàn bị vỡ. Mục đích phẫu thuật là bảo tồn tinh hoàn, cầm máu và hạn chế nhiễm khuẩn. Mổ càng sớm kết quả càng khả quan. Người ta đã thống kê được nếu mổ trước 3 ngày tỷ lệ cắt bỏ tinh hoàn là 7,5%, nếu mổ chậm hơn tỷ lệ này tăng tới 55,5%.

- Trong trường hợp tinh hoàn chỉ bị đụng dập, không có u máu chèn ép, màng trắng tinh hoàn không bị rách, chỉ cần điều trị nội khoa bằng cách chườm đá, đeo bìu, dùng thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm.

BS. Trần Trí, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Chăm sóc núm vú khi mang thai và cho con bú (12/08/2003)
Cách bảo vệ thân nhiệt cho trẻ sơ sinh (12/08/2003)
Bí quyết luyện trí nhớ tốt (12/08/2003)
Thoái hoá liên mỏm khớp ở phụ nữ loãng xương (12/08/2003)
''Chuyện ấy'' có làm bạn thiếu nước? (12/08/2003)
Công dụng của cao khỉ (11/08/2003)
Xử trí xoắn thừng tinh (11/08/2003)
Bị tiểu đường có phải vì thừa cân? (08/08/2003)
Khi nào không được tiêm chủng cho trẻ? (08/08/2003)
Bệnh nấm da đầu (07/08/2003)
Tự chữa đại tiện ra máu (07/08/2003)
Mang thai, có thể đi công tác xa? (07/08/2003)
Phòng ngừa sốc phản vệ gây tử vong (07/08/2003)
Tại sao phụ nữ hay bị viêm bàng quang? (07/08/2003)
Dị dạng đường tiết niệu gây nhiễm trùng tiểu - bệnh bẩm sinh dễ bị bỏ quên (06/08/2003)
Tro ve dau trang