Teo một tinh hoàn có thể có con?
08:38' 13/08/2003 (GMT+7)

Hỏi: Năm 20 tuổi, tôi bị quai bị và bị teo một bên tinh hoàn. Vậy tôi có thể sinh con được không? Trả lời: Quai bị không hoàn toàn là bệnh của trẻ em. Dưới 2 tuổi hiếm khi bị quai bị, bệnh tăng lên theo tuổi và gặp nhiều nhất ở độ tuổi 10-20. Một trong những biến chứng của quai bị là viêm tinh hoàn, có thể một bên hoặc cả 2 bên. Khoảng 1/4 số vị thành niên nam bị quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn và do đó có thể bị vô sinh vì làm giảm số lượng tinh trùng.

Từ năm 1967, đã có vaccine phòng quai bị, loại đơn độc hay phối hợp với phòng sởi và sốt xuất huyết rubella. Trẻ được tiêm phòng quai bị từ 15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi 11-12 tuổi.

Nếu đã bị biến chứng viêm teo tinh hoàn sau quai bị ở tuổi 20 thì tinh hoàn này đã không còn chức năng sinh ra tinh trùng, nhưng chưa thể nói bạn đã hoàn toàn mất hy vọng làm cha vì tinh hoàn lành vẫn có thể hoạt động bù. Khả năng hoạt động bù của tinh hoàn lành như thế nào, chỉ có thể đánh giá bằng xét nghiệm tinh dịch đồ. Ðó là xét nghiệm đếm số lượng tinh trùng, xem hình thể tinh trùng cũng như khả năng di chuyển của tinh trùng có bình thường không.

Ðiều kiện tối thiểu để có thể có con về phía nam giới là mỗi lần xuất tinh phải có ít nhất 2ml tinh dịch, mỗi 1ml phải có ít nhất 20 triệu tinh trùng. Trong số đó 60% phải còn sống sau 2 giờ và 60% số tinh trùng trở lên phải có hình thể bình thường. Nếu đã có vợ và chung sống với nhau từ 6 tháng đến 1 năm, không dùng biện pháp tránh thai mà vợ không có thai thì bạn cần đi kiểm tra tinh dịch ngay.

Ngày nay, các thầy thuốc đã có thể giúp những nam giới có tinh trùng ít (dưới 10 triệu trong 1ml) có con bằng cách thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng của chồng, thụ tinh trong ống nghiệm, cấy tế bào sinh dục vào vòi trứng (nghĩa là đặt tinh trùng và noãn vào vòi trứng để cho chúng thụ tinh ở nơi quen thuộc của chúng).

BS. Ðào Xuân Dũng, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Mẹ nhiễm HIV có thể cho con bú? (13/08/2003)
Xử trí chấn thương tinh hoàn (12/08/2003)
Chăm sóc núm vú khi mang thai và cho con bú (12/08/2003)
Cách bảo vệ thân nhiệt cho trẻ sơ sinh (12/08/2003)
Bí quyết luyện trí nhớ tốt (12/08/2003)
Thoái hoá liên mỏm khớp ở phụ nữ loãng xương (12/08/2003)
''Chuyện ấy'' có làm bạn thiếu nước? (12/08/2003)
Công dụng của cao khỉ (11/08/2003)
Xử trí xoắn thừng tinh (11/08/2003)
Bị tiểu đường có phải vì thừa cân? (08/08/2003)
Khi nào không được tiêm chủng cho trẻ? (08/08/2003)
Bệnh nấm da đầu (07/08/2003)
Tự chữa đại tiện ra máu (07/08/2003)
Mang thai, có thể đi công tác xa? (07/08/2003)
Phòng ngừa sốc phản vệ gây tử vong (07/08/2003)
Tro ve dau trang