Bong vảy, ngứa cơ quan sinh dục
09:47' 16/08/2003 (GMT+7)

Hỏi: Cháu 20 tuổi, vài tháng trở lại đây trên da bìu xuất hiện một lớp da mỏng, khô. Nếu lấy móng tay cạy thì da bong từng mảng nhỏ như một lớp phấn, lớp còn lại đỏ và hơi ngứa. Mỗi lần tắm, cháu đã kỳ cọ sạch da, nhưng chỉ 1-2 ngày sau lại xuất hiện một lớp da mới. Xin cho biết cháu bị bệnh gì?

Trả lời: Theo mô tả, có thể cháu bị mắc một trong hai bệnh sau:

- Viêm da cơ địa: Hay có tổn thương ở nhiều vùng da trên cơ thể, trong đó có vùng da sinh dục như bìu hoặc da vùng âm hộ. Tổn thương da là một đám đỏ da, bong vảy, rất ngứa. Da bìu là một vùng da mỏng, dễ bị phù nề nếu tác động vào nhiều. Nếu cạo hết phần vảy phía trên thì ta thấy vùng da ở dưới có màu đỏ nhạt, hơi nề nhẹ. Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể phát sinh các mụn nước kèm theo ngứa nhiều.

Viêm da cơ địa thường tiến triển mạn tính, có thể khỏi một thời gian, sau đó lại tái phát. Bệnh hay có tính chất gia đình. Các thành viên trong gia đình hoặc chính bản thân bệnh nhân có thể mắc một trong những bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa.

Điều trị: Tuyệt đối không gãi, không cạo, không chà xát, rửa nhẹ nhàng bằng nước lã bình thường ngày 2 lần, không dùng xà phòng. Tại chỗ có thể bôi một số thuốc có chứa steroid có hoạt phổ nhẹ như Eumovat, Fucicort, Elomet... Toàn thân nên dùng một đợt kháng sinh như erythromycil hoặc ampicillin, nên dùng một đợt kháng histamin như loratadin hoặc phenecgan...

- Vảy nến cùng với tổn thương da ở các vùng khác như da đầu, cẳng tay, cẳng chân, thân mình thì da vùng bìu cũng có thể có tổn thương. Da bong vảy màu trắng như nến, vảy mủn, dễ bong; hôm nay bóc hết vảy thì sáng mai vảy có thể xuất hiện lại như cũ.

Nền da phía dưới tổn thương thường có màu đỏ nhạt, da hơi dày cộm lên một chút, sờ có thể thấy gợn dưới tay. Ngứa ít hoặc đôi khi không ngứa. Nếu càng chà xát nhiều thì da càng dày lên và tổn thương rất khó liền.

Cùng với các tổn thương da ở vùng khác, da bìu có thể khỏi từng đợt, sau đó lại có thể tái phát nhanh chóng.

Điều trị: Không dùng xà phòng mà có thể rửa bằng nước muối loãng ngày 1-2 lần. Tại chỗ có thể bôi một số thuốc có chứa steroid có hoạt phổ nhẹ như Eumovat, Fucicort, Elomet... Toàn thân nếu có tổn thương da ở vùng khác kèm theo thì phải dùng một đợt kháng sinh liều cao như rovamycin, nên dùng một đợt kháng histamin như loratadin hoặc phenecgan...

Trường hợp của bạn, tốt nhất là đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để có chẩn đoán chính xác và cách điều trị phù hợp. Không nên vì ngại ngùng mà để bệnh càng nặng, việc điều trị lúc đó càng khó khăn hơn.

TS. Nguyễn Thị Lai, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Điều trị táo bón lúc mang thai (16/08/2003)
Hãy đi bộ nhanh, nhưng đừng chạy (16/08/2003)
Mổ u buồng trứng có bị mất trinh? (15/08/2003)
Những nguyên nhân khiến thai chết trong tử cung (14/08/2003)
Thuốc và ăn uống khi cholesterol cao (14/08/2003)
Bảo vệ và chăm sóc mắt thời hiện đại (14/08/2003)
Teo một tinh hoàn có thể có con? (13/08/2003)
Mẹ nhiễm HIV có thể cho con bú? (13/08/2003)
Xử trí chấn thương tinh hoàn (12/08/2003)
Chăm sóc núm vú khi mang thai và cho con bú (12/08/2003)
Cách bảo vệ thân nhiệt cho trẻ sơ sinh (12/08/2003)
Bí quyết luyện trí nhớ tốt (12/08/2003)
Thoái hoá liên mỏm khớp ở phụ nữ loãng xương (12/08/2003)
''Chuyện ấy'' có làm bạn thiếu nước? (12/08/2003)
Công dụng của cao khỉ (11/08/2003)
Tro ve dau trang