Theo quan điểm khoa học, gầy quá hoặc béo quá đều không tốt cho sức khoẻ. Nhưng người thế nào được coi là gầy, ra sao thì bị coi là béo? Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI - Body Mass Index) theo công thức: BMI = Cân nặng(kg) : Chiều cao(m) để nhận biết tình trạng béo-gầy của cơ thể.
Ðể đánh giá tình trạng dinh dưỡng, người ta đưa ra các ngưỡng sau:
- Chỉ số BMI và ngưỡng nêu trên chỉ áp dụng cho người từ 20-60 tuổi, không bị các rối loạn gù vẹo cột sống và chân. Không áp dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú, vận động viên thể thao...
- Việc áp dụng chỉ số này còn cần lưu ý tới tính cân đối của cơ thể. Ví dụ người dù trong ngưỡng 18,5-23, nhưng nếu béo bụng (vòng bụng/vòng mông >0,9 đối với nam và 0,8 đối với nữ) thì vẫn nguy hiểm. Nếu người đó có chỉ số BMI cao hơn, nhưng lại cân đối và khối cơ bắp của cơ thể nhiều thì vẫn khỏe mạnh.
- Người bị thiếu cân trường diễn có thể do bị mắc bệnh mạn tính, hoặc do thiếu dinh dưỡng kéo dài. Chính vì vậy, cần điều trị triệt để các bệnh mạn tính, nhiễm trùng, ký sinh trùng; điều chỉnh chế độ ăn bằng cách tăng năng lượng và đảm bảo các chất dinh dưỡng có đủ và cân đối.
Người thừa cân thường là do năng lượng ăn vào vượt quá năng lượng tiêu thụ, chính vì vậy, cần giảm năng lượng khẩu phần (tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các chất dinh dưỡng cân đối), tăng cường hoạt động thể lực, tập luyện thể dục, thể thao, giảm những hoạt động tĩnh tại như ngồi bàn giấy, xem TV...
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, người quá gầy thường hay mắc bệnh nhiễm trùng, giảm khả năng làm việc... Ngược lại, những người quá béo lại có nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh mạch não, tiểu đường... Nói chung, thiếu hoặc thừa cân đều không có lợi; mỗi người phải có ý thức tự theo dõi và điều chỉnh cân nặng của mình cho phù hợp để đảm bảo sức khoẻ bản thân.
ThS. Nguyễn Thanh Tuấn, Sức khoẻ & Đời sống |