Điều trị bệnh nhược cơ
17:03' 01/09/2003 (GMT+7)

Người bệnh luôn trong trạng thái mỏi cơ (tăng dần theo thời gian lao động, sinh hoạt), khó thở, ăn nghẹn, uống sặc, không mở được mắt. Căn bệnh oái oăm này cần được phát hiện và điều trị sớm để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến sức khoẻ và hạnh phúc.

Mỏi cơ tăng dần theo thời gian lao động, sinh hoạt- biẻu hiện rõ nhất của bệnh nhược cơ.

Các nhà chuyên môn phân nhược cơ thành 2 thể:

- Nhược cơ cấp: Là thể bệnh cấp cứu, thường gặp ở những người có tiền sử chữa nhược cơ, lại có thai; hoặc có u ác tính ở tuyến ức. Ở thể nhược cơ cấp, các cơn mỏi cơ gần như liền nhau nhất là các cơ hô hấp (gây khó thở cấp), ăn nghẹn, uống sặc (phân biệt khó thở cấp của nhiều căn bệnh khác: các bệnh nội, bệnh phổi...).

- Nhược cơ thông thường: Thường gặp ở nữ, ở trẻ em quãng 10 tuổi và lứa tuổi 20-40. Biểu hiện ban đầu là chứng mỏi mệt cơ theo thời gian lao động sinh hoạt hàng ngày: có thể chỉ có hiện tượng sụp mi mắt ở một bên, ở hai bên; hoặc nhai khó, nuốt khó hoặc mỏi mệt tay chân...

Bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Chỉ một nhóm cơ bị xâm phạm thường là các cơ vận động ở mắt.
- Giai đoạn 2A: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm nhưng chưa có xâm phạm hô hấp, hoặc hầu họng.
- Giai đoạn 2B: Toàn bộ các cơ kèm theo triệu chứng hầu họng.
- Giai đoạn 3: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm kèm theo rối loạn hầu họng và hô hấp.

Xác định bệnh


Nghiệm pháp zoly (+) dương tính: Cho bệnh nhân tự nhắm mở mắt 15 lần rồi mở mắt nhìn. Người bệnh không mở được, và mi mắt sa xuống.

Nghiệm pháp prostigmin (+) dương tính: Tiêm 1 ống prostigmin, sau 15 phút người bệnh trở lại bình thường, mở to mắt và không còn mỏi mệt nữa.

Ðiều trị

Hiện nay, trên thế giới có nhiều hướng điều trị bệnh  nhược cơ: cho các chất thay đổi miễn dịch, tách loại huyết tương...

Ðiều trị cơn nhược cơ cấp:


- Tăng cường kết hợp điều trị nội khoa và ngoại khoa, tùy theo tình trạng nặng của người bệnh.
- Dùng ACTH kết hợp với mở khí quản để tiện xử lý...
- Dùng prednisolon kết hợp với prostigmin và sẵn sàng hô hấp trợ lực.

Chữa nhược cơ ở Việt Nam:

- Ðiều trị bằng tia X: Chiếu trực tiếp vào tuyến hung.
- Phẫu thuật với các trường hợp xác định có tuyến hung; các trường hợp cấp cứu.
Tất cả đều tiếp tục điều trị nội khoa sau phẫu thuật.

PGS.TS. Nguyễn Chương, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
U sụn (01/09/2003)
Băn khoăn thường gặp khi dùng thuốc tránh thai (01/09/2003)
Để người phụ nữ hấp dẫn hơn bạn tình (31/08/2003)
Ăn nhiều mỡ động vật có thể bị ung thư vú (30/08/2003)
Trẻ em có thể điếc vì tiếng ồn trường học (29/08/2003)
Chống suy giảm tình dục bằng nhân sâm (29/08/2003)
Muốn răng tốt, phải chăm sóc từ khi mọc răng (28/08/2003)
Phụ nữ bị lãnh cảm do đâu? (28/08/2003)
Sao mỗi người nói một khác về tuổi thai? (28/08/2003)
Đình chỉ kinh nguyệt có hại hay không? (27/08/2003)
Cấp cứu ngộ độc hoá chất diệt côn trùng (27/08/2003)
Bị chàm ''chỗ ấy'', đừng bôi thuốc DEP! (26/08/2003)
Cẩn thận khi trẻ nhức đầu (26/08/2003)
Trị các chứng sản hậu bằng y học cổ truyền (26/08/2003)
Thực phẩm mốc - loại thức ăn nguy hiểm (26/08/2003)
Tro ve dau trang