Khắc phục hội chứng chênh lệch múi giờ
17:23' 17/09/2003 (GMT+7)

Hỏi: Tôi có việc phải đến và lưu trú ở châu Âu 2 tháng. Tôi rất lo lắng vì sự chênh lệch múi giờ (7 tiếng) sẽ làm mình mệt mỏi, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Xin cho biết cách tránh hiện tượng này ngoài dùng cafe và thuốc ngủ.

Nghỉ ngơi ngay trong hành trình để đủ sức thích ứng nhịp thức - ngủ mới.

Trả lời: Sự cân bằng và chức năng sinh lý của cơ thể như thân nhiệt, áp lực máu trong động mạch, hoạt động sản xuất các hormone... được điều tiết theo nhịp ngày đêm và được chi phối bởi hormone thần kinh melatonin. Hormone này do tuyến tùng trong não tiết ra, nhiều nhất là trong khoảng thời gian từ giữa đêm đến 4h sáng.

Tác dụng sinh học của melatonin là điều hoà sự thức - ngủ của con người, đảm bảo cho cơ thể sống hài hoà với môi trường. Nhịp ngày đêm (hoạt động thức - ngủ) có thể khác nhau ở mỗi người do đồng hồ sinh học của con người được điều chỉnh không chỉ do ánh sáng tự nhiên, mà còn chịu ảnh hưởng cuả môi trường sống và hoạt động của cơ thể.

Sự chênh lệch múi giờ tạo ra một hội chứng, hay gặp nhất là hiện tượng mệt mỏi, các rối loạn về giấc ngủ, sự giảm sút khả năng tập trung, các rối loạn tính tình, cảm giác khó chịu, chán ăn... Cứ mỗi giờ chênh lệch, cơ thể cần khoảng một ngày mới thích ứng được.

Khắc phục

- Trước khi đi, tìm hiểu để nắm được các triệu chứng có thể xảy ra, dự kiến biện pháp khắc phục và có kế hoạch làm việc hợp lý trong những ngày đầu. Cần nghỉ ngơi tốt vài ngày trước đó.

- Trong hành trình, uống đủ nước, uống cả khi không có cảm giác khát. Tốt nhất là uống nước trắng đã tiệt trùng, giảm tối đa các loại nước giải khát có nồng độ cồn hoặc cafe vì những chất này gây lợi tiểu, làm tăng sự mất nước. Nên ăn nhẹ. Sự thay đổi giờ ăn có thể tạo điều kiện cho sự thích nghi với việc thay đổi múi giờ. Tránh sử dụng các chất an thần gây ngủ hay cafe để duy trì sự thức tỉnh, bởi chúng không giúp cải thiện khả năng thích ứng với nhịp sinh học thức - ngủ mới.

Để giúp thích ứng nhịp sinh học mới, ở nhiều nước người ta khuyên sử dụng các chất có tác dụng tương tự như melatonin. Thuốc có tác dụng điều hoà sinh lý theo nhịp thức - ngủ, điều hoà giấc ngủ cho người bị rối loạn thức - ngủ.

Tuy nhiên, đây là loại thuốc mới, chưa nghiên cứu được hết các tác dụng phụ không mong muốn, cũng như tác dụng tương tác của thuốc, nên cần thận trọng khi sử dụng, không dùng dài ngày, không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, không dùng khi đang dùng thuốc có chứa corticoid...

- Tới địa điểm lưu trú, cần tránh ngủ trưa vì sẽ làm cơ thể bị rối loạn nhiều hơn. Nếu chỉ lưu trú 48-72 giờ thì trong điều kiện cho phép, tiếp tục duy trì tương đối nhịp thức - ngủ sinh lý quen thuộc. Nếu phải lưu trú trong thời gian lâu hơn, thì ngay từ lúc mới đến, cố gắng thích nghi với chu kỳ ăn nghỉ và hoạt động của địa phương đó. Sự thích ứng này nếu chuẩn bị phần nào trước khi lên đường thì càng tốt. Nếu có thể được, không nên làm việc ngay trong vòng 24-48 giờ đầu. Sau đó cơ thể sẽ tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường mới, đừng nên quá lo lắng vì càng tăng mệt mỏi.

BS. Quốc Trung, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Phụ nữ mang thai tập thể dục lợi gì? (17/09/2003)
Tránh có kinh vào ngày kết hôn (16/09/2003)
Vai trò của canxi và sắt trong thai kỳ (03/11/2003)
Vì sao chân tay nổi nhiều gân xanh? (16/09/2003)
Cẩn thận với thực phẩm gây ung thư (16/09/2003)
10 câu hỏi về các vùng nhạy cảm của cơ thể (16/09/2003)
Phòng hoại tử cho người nằm bất động lâu ngày (15/09/2003)
Bố bị tiểu đường sinh con có bị tiểu đường? (12/09/2003)
Bệnh sốt xuất huyết và biến chứng chảy máu trong nhãn cầu (12/09/2003)
Sơ cứu ngộ độc (11/09/2003)
Có thể cầm máu cho trẻ bằng đốt điện (11/09/2003)
Bệnh bạch tạng và bạch biến có giống nhau? (10/09/2003)
10 cách chống stress khi mang thai (10/09/2003)
Lưu ý khi bị suy tĩnh mạch (08/09/2003)
Ngăn ngừa và trị viêm lợi (08/09/2003)
Tro ve dau trang