Đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa... những việc làm tưởng nhỏ nhặt hàng ngày có thể là cực hình nếu bạn bị thoái hoá khớp. 70% các ca thoái hoá khớp thuộc phe kẹp tóc với biểu hiện thường gặp là đau đớn khi di chuyển, cúi người.
Theo các chuyên gia, thoái hoá khớp là một bệnh phổ biến trong các bệnh về viêm xương khớp. Bệnh thường tấn công các phụ nữ trẻ sau thời kỳ mang thai, sinh nở, tạo ra các cơn đau, gây tổn hại đến cuộc sống gia đình. Tuy không gây tử vong như cao huyết áp, đái tháo đường... nhưng bệnh này lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Mặc dù thoái hoá khớp có nguồn gốc phổ biến nhất là do tuổi tác, nhưng đây không phải là căn bệnh chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi. Theo Arthritis.com, bệnh có thể phát triển trong thời gian rất sớm từ những tháng tuổi đầu tiên của cuộc đời. Tình trạng bệnh tăng theo độ tuổi.
Những vị trí dễ đau khớp
Thoái hoá có thể xảy ra tại bất cứ khớp nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất tại các vị trí:
- Ngón tay: Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam, đặc biệt là phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. - Cột sống thắt lưng: Giai đoạn đầu người bệnh thấy đau lưng nhiều vào buuoỉ sáng mới ngủ dậy, kéo dài không quá 30 phút sẽ làm giảm đau. Sau một thời gian, đau lưng sẽ kéo dài cả ngày, tăng khi làm việc nhiều, giảm khi nghỉ ngơi.
Trường hợp thoái hoá ở khớp gót chân, bệnh nhân có cảm giác thốn ở gót vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy và đi những bước đầu tiên; khoảng vài chục mét sẽ giảm đau và đi đứng bình thường.
- Thoái hoá khớp gối: Đau khi ngồi xổm, đứng dậy khó khăn. Nếu bệnh nặng hơn sẽ thấy tê chân, biến dạng nhẹ khớp gối. Ngoài ra, thoái hoá khớp háng làm cho người bệnh đi lại khó khăn ngay từ đầu do đau, vì khớp háng chịu đựng trọng lượng cơ thể nhiều nhất.
Hãy lạc quan khi mắc bệnh
Nếu bạn cảm thấy đau nhức và khó di chuyển ở các khớp trong hơn 2 tuần, nên đến bác sĩ ngay. Ngoài điều trị bằng thuốc kháng viêm, giảm đau, bệnh nhân nên sử dụng thêm phương pháp vật lý trị liệu: chườm nóng, chiếu đèn hống ngoại, dùng máy siêu âm.
BS. Thanh Huyền, Tiếp thị & Gia đình
|