Hạn chế chứng đau gáy - vai - cánh tay
08:24' 24/09/2003 (GMT+7)

Đau nhức một bên mặt, đau từ phía sau đầu, lan xuống gáy, bả vai; chân tay tê dại, thậm chí bại hẳn. Người bệnh nghẹn khi nuốt thức ăn, sặc khi uống nước. Chứng đau khủng khiếp và thường gặp này xuất phát từ nhiều bệnh đau thần kinh khó chữa.

Theo các chuyên gia về thần kinh, chứng đau gáy - vai - tay thường gặp ở các bệnh:

- U hố sau: Người bệnh nhức đầu, đau nhiều ở vùng chẩm, vùng gáy và có cảm giác như cứng gáy, có thể có hiện tượng nhìn mờ, nấc hay buồn nôn...
- Ép tủy cổ ở cao: Người bệnh có cơn đau gáy - bả vai - cánh tay ở một bên. Dựa vào chụp X quang cột sống cổ, chụp cộng hưởng từ (ở nơi có điều kiện) để xác định tổn thương ép tủy cổ: u tủy cổ, lao đốt sống cổ, ung thư đốt sống cổ; thoát vị đĩa đệm.
- Thoái hóa đốt sống cổ: Qua phim chụp cột sống cổ chuẩn, ở tư thế thẳng, tư thế nghiêng và tư thế chếch trước phải, chếch trước trái sẽ có các hình ảnh gai xương, cầu xương...; đặc biệt gai xương ở lỗ tiếp hợp làm rối loạn tuần hoàn não - thiểu năng sống nền.

Biểu hiện của thiểu năng sống nền cũng đa dạng. Có thể chỉ có ù tai, chóng mặt về một phía; có cảm giác quay cuồng, cảm giác thấy vật trước mắt như cột nhà, cột điện quay về một phía... Có thể người bệnh thấy nghẹn khi nuốt cơm, thức ăn, hoặc uống nước thì sặc... Có thể có cơn đau nhức ở nửa bên mặt hoặc đau từ phía sau đầu lan xuống gáy, bả vai... cánh tay, tê chân tay ở một bên, ở hai bên; nặng hơn, còn có hiện tượng bại chân tay.

Ðiều trị chứng đau gáy - tay - vai

Sau khi đã loại trừ những nguyên nhân phải xử trí ngoại khoa như u hố sau, ép tủy cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ... thì điều trị chủ yếu là: thuốc giảm đau thông thường, xoa ấn - gõ vùng gáy.

Thuốc giảm đau, kháng viêm:

- Có thể dùng dầu nóng, xoa vùng gáy - bả vai - cánh tay... Dầu ô thiên quế...
- Dùng salonpas gel để xoa (hoặc nhẹ thì dùng Salonpas dán). Hoặc dùng Profénid gel bôi...
- Dùng mật gấu - cồn mật gấu, rượu có pha mật gấu để xoa.
- Bôi thuốc mỡ najafok: Thuốc xoa giảm đau và kháng viêm.
- Uống alaxan 1-3 viên/ngày, có tính chất giảm đau nhanh.

Trong trường hợp đau nhiều, có hình ảnh thoái hóa đốt sống ở nhiều đốt; cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nâng cao thể trạng, giảm quá trình thoái hóa ở thần kinh:

- Vitamin E: Ngày uống 400mg (1 nang). Uống trong 100 ngày. Nghỉ 10 hôm rồi lại uống tiếp. Cứ vậy cho ba lọ.
- Có thể ăn óc lợn: óc lợn được bỏ màng óc (màng máu), cho hấp cách thủy với nước ngải cứu. Cách ngày ăn một lần óc lợn.

GS.TS. Nguyễn Chương, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đột quỵ có di truyền không? (23/09/2003)
Chăm sóc trẻ ngay sau đẻ (23/09/2003)
Ăn chay trường có tốt cho sức khoẻ? (23/09/2003)
Phát hiện sớm bệnh suy thoái cơ (23/09/2003)
Ðể trẻ ngủ ngon hơn (22/09/2003)
Lạm dụng các loại thuốc chống ngạt mũi, hậu quả gì? (22/09/2003)
Ðau thắt ngực, khám chữa ở đâu? (22/09/2003)
Phụ nữ trẻ bị thoái hoá khớp thế nào? (18/09/2003)
Những thức ăn - vị thuốc trong dinh dưỡng hiện đại (18/09/2003)
Nhìn tóc đoán bệnh (18/09/2003)
Khắc phục hội chứng chênh lệch múi giờ (17/09/2003)
Phụ nữ mang thai tập thể dục lợi gì? (17/09/2003)
Tránh có kinh vào ngày kết hôn (16/09/2003)
Vai trò của canxi và sắt trong thai kỳ (03/11/2003)
Vì sao chân tay nổi nhiều gân xanh? (16/09/2003)
Tro ve dau trang