Trẻ em đục nhân mắt, chỉ còn cách phẫu thuật
06:00' 26/09/2003 (GMT+7)

Hỏi: Cháu gái tôi 7 tuổi, gần đây rất hay bị nhấp nháy mi mắt trái. Đi khám, bác sĩ kết luận thị lực mắt trái chỉ còn 7/10 và có hiện tượng đục nhân mắt. Trước nay tôi chỉ nghe nói bệnh đục nhân mắt ở người già, sao lại xảy ra với trẻ em? Xin cho biết nguyên nhân và cách chữa bệnh cho cháu.

Không để trẻ bị chấn thương dẫn đến đục nhân mắt và mất dần thị lực.

Trả lời: Bệnh đục nhân mắt có nhiều loại, do nhiều nguyên nhân và không chỉ gặp ở người già. Có thể gặp đục nhân mắt bẩm sinh ở trẻ em (có tính chất gia đình), đục nhân mắt do chấn thương, do ảnh hưởng của tia cực tím, tia xạ; đục nhân mắt thứ phát do các bệnh lý nặng ở mắt như viêm màng bồ đào, bong võng mạc...

Đục nhân mắt ở trẻ em có thể xảy ra ở một mắt hoặc cả hai mắt và là một trong các nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới thị lực của trẻ. Hiện tượng đục nhân mắt ngăn cản ánh sáng chiếu lên võng mạc, nên thị lực không phát triển được do mắt trẻ không được rèn luyện bằng hoạt động nhìn sự vật.

Những năm đầu tiên của đời người là thời kỳ then chốt của sự phát triển thị lực, nên tất cả các hoạt động bệnh lý cản trở sự phát triển tự nhiên này đều để lại hậu quả xấu có tính chất vĩnh viễn. Vì vậy bạn nên đưa cháu đi khám để được phẫu thuật sớm. Sau phẫu thuật, trẻ phải được hướng dẫn tập luyện phục hồi chức năng thị lực lâu dài và bền bỉ. Phương pháp này tuy không phục hồi được hoàn toàn thị lực cho trẻ, nhưng lại là cách duy nhất và cũng là cơ may để duy trì tối đa thị lực cho trẻ.

Kết quả điều trị phụ thuộc vào một số yếu tố: tuổi được phát hiện bệnh, tuổi của bệnh nhân khi phẫu thuật, các tổn thương đi kèm (mờ giác mạc, lác, rung giật nhã cầu, lồi mắt, tổn thương võng mạc hoặc bệnh lý toàn thân).

Sau phẫu thuật, trẻ phải được theo dõi để tránh một số biến chứng có thể gặp như viêm nhiễm trùng, phù giác mạc, phù điểm vàng ở đáy mắt, bong võng mạc, xuất huyết võng mạc, tăng nhãn áp, tổn thương mống mắt hoặc xuất huyết nội nhãn.

BS. Lê Quang Hồng, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Xử lý lỗ rò túi lệ (25/09/2003)
Một số thuốc giảm đau làm tăng nguy cơ sẩy thai (25/09/2003)
Chữa viêm họng bằng thuốc nam (24/09/2003)
Chữa á sừng lòng bàn tay, chân (24/09/2003)
Hạn chế chứng đau gáy - vai - cánh tay (24/09/2003)
Đột quỵ có di truyền không? (23/09/2003)
Chăm sóc trẻ ngay sau đẻ (23/09/2003)
Ăn chay trường có tốt cho sức khoẻ? (23/09/2003)
Phát hiện sớm bệnh suy thoái cơ (23/09/2003)
Ðể trẻ ngủ ngon hơn (22/09/2003)
Lạm dụng các loại thuốc chống ngạt mũi, hậu quả gì? (22/09/2003)
Ðau thắt ngực, khám chữa ở đâu? (22/09/2003)
Phụ nữ trẻ bị thoái hoá khớp thế nào? (18/09/2003)
Những thức ăn - vị thuốc trong dinh dưỡng hiện đại (18/09/2003)
Nhìn tóc đoán bệnh (18/09/2003)
Tro ve dau trang