Viagra trên chuột = Tuyệt sinh!
13:11' 04/04/2004 (GMT+7)

Không hẳn là "thần dược" cho các quý ông trong chuyện chăn gối, Viagra còn có thể khiến cho cánh đàn ông không còn tiếp tục duy trì nòi giống được nữa. Tin xấu từ... chuột!

Có đến 23 triệu đàn ông trên thế giới coi Viagra là thần dược.

Viagra là loại thuốc trứ danh trên toàn thế giới trong lĩnh vực chữa trị rối loạn cương dương, thường xuất hiện ở nam giới lớn tuổi. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là số người trẻ tuổi hơn dùng "thần dược xanh" đang ngày một tăng lên, có khi chỉ phục vụ mục đích tiêu khiển. Mặc dù các nhà sản xuất chứng minh rằng Viagra không gây hại gì đối với khả năng sinh sản của người song trên thực tế, loại thuốc này góp phần tiêu diệt tinh trùng, đồng thời giảm khả năng mang thai ở chuột, cho thấy mối nguy tiềm tàng luôn sẵn sàng xảy ra đối với mỗi chúng ta.

Nhóm nghiên cứu do nhà sinh học Sheena Lewis phụ trách đã thử nghiệm tác dụng của Viagra trên chuột bằng cách cho chuột uống một lượng "thần dược" tương đương với người. Kết quả không lấy gì làm vui vẻ cho lắm: Lượng trứng được thụ tinh giảm xuống 30% so với bình thường, trong đó nhiều trứng phát triển rất chậm. Kết quả thử nghiệm này đã được công bố tại cuộc họp của Hiệp hội Sinh sản Anh (Cheltenham, Anh).

Lewis cho biết cuộc nghiên cứu đã đặt ra nhiều câu hỏi về hiện tượng sử dụng Viagra ở những người đàn ông muốn có con. Kể từ khi Viagra được tung ra thị trường năm 1998, cho đến nay đã có tới 23 triệu người trên khắp thế giới tìm đến giải pháp này. Hiện nay, chưa có ai đưa ra được con số thống kê chính xác về tỷ lệ người sử dụng thuốc. Thế nhưng, theo nhà sản xuất - Công ty Pfizer, phần lớn đối tượng là đàn ông trên 50 tuổi. Kết quả tìm được trái ngược với những gì các bệnh viện công bố: Tác dụng của Viagra đối với chức năng và sự vận động của tinh trùng nam giới đã được khảo cứu kỹ lưỡng.

Tuy nhiên, theo Larry Lipshultz thuộc ĐH Dược Baylor (Houston, Mỹ), người đã tiến hành thử nghiệm Viagra và một số loại thuốc cường dương khác như Levitra và Cialis, ông không thấy bất cứ vấn đề nào xảy ra cho khả năng sinh sản ở người cả. Rất có thể chúng ta sẽ phải nghiên cứu thêm về tác dụng của Viagra trên cơ thể người, và phải chăng những gì vừa công bố chỉ xảy ra đối với... loài chuột mà thôi?

Giải thích về hiện tượng giảm khả năng sinh sản ở chuột, Lewis cho biết: Sau khi cho Viagra vào tinh trùng của chuột trong ống nghiệm, các "chú nòng nọc" bơi mạnh mẽ hơn nhưng lại trưởng thành quá sớm nên nhanh chóng tiết ra những enzyme giúp chúng xâm nhập vào trứng. Do vậy, trong điều kiện tự nhiên, khi tiếp cận với trứng, lũ tinh trùng này chỉ có thể "loay hoay" ở ngoài chứ không thể lọt vào trong trứng được nên không thực hiện được chức năng sinh sản. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu không thể giải thích chính xác Viagra đã tác động như thế nào lên bộ máy bên trong của tinh trùng. Viên thuốc xanh Viagra hoạt động trên nguyên tắc kiềm chế một loại enzyme mang tên phosphodiesterase trong tế bào người có chức năng tích luỹ phân tử GMP tuần hoàn, giúp mở rộng mạch máu và làm cho nam giới cương cứng được.

Cho đến nay, nhóm nghiên cứu không biết là Viagra có tác dụng lâu dài lên khả năng sinh sản của chuột, hay có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người hay không. Ngoài ra, họ cũng không xác định được là loại thuốc này có tác động lên khả năng sinh sản của phụ nữ hay không, bởi vì phụ nữ thỉnh thoảng cũng uống Viagra để... tăng hưng phấn. Để khẳng định chắc chắn hơn, nhóm của Lewis đang bắt tay vào nghiên cứu tác động của Viagra đối với tinh trùng người.

Khánh Hà (Theo Nature)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Cách mạng ngành dược để thuốc nội khỏi "chết yểu"! (03/04/2004)
Cảnh giác: Xuất hiện bệnh viêm não virus! (01/04/2004)
Giao quyền cho giám đốc bệnh viện: Sẽ chỉ... thí điểm! (01/04/2004)
Tăng cường trí nhớ nhờ cam thảo (31/03/2004)
Cấm quảng cáo sản phẩm thay sữa cho trẻ dưới 12 tháng (31/03/2004)
Người lớn được kiểm tra mắt miễn phí (31/03/2004)
Quản lý giá thuốc theo ba nhóm (31/03/2004)
"Children of Vietnam" giúp Đà Nẵng gần một tỷ đồng (31/03/2004)
Cảnh báo từ vỏ bao thuốc lá? Chưa thuyết phục! (29/03/2004)
Thuốc sản xuất trong nước: Cần có chính sách... cung ứng! (29/03/2004)
Y học thế giới phát triển mạnh nhờ công nghệ gien (29/03/2004)
Bộ trưởng Y tế Trần Thị Trung Chiến: Chưa hài lòng với hội nghị! (27/03/2004)
Chưa xác định được nguồn lây H5N1 (25/03/2004)
Bộ Y tế cần sớm hoàn thiện cơ chế quản lý giá thuốc (25/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang