Ba "đòn mạnh" đầu tiên để bình ổn giá thuốc
19:10' 19/04/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Một tuần sau khi hứa giải quyết vấn đề giá thuốc trong thời gian sớm nhất, Bộ Y tế vừa ban hành ba văn bản liên quan đến việc bình ổn giá thuốc.

Ba văn bản này tập trung vào các vấn đề: Chấn chỉnh cung ứng thuốc trong bệnh viện (BV), thành lập Tổ công tác về vấn đề giá thuốc, và phê duyệt triển khai thực hiện các giải pháp bình ổn giá thuốc.

Giá thuốc trong BV không được cao hơn giá bán lẻ trên thị trường. 

Ba "đòn" mạnh đầu tiên

Tại cuộc họp báo vào sáng nay 19/4, Bộ Y tế đã công bố quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt để giúp Bộ trưởng về công tác... thông tin báo chí! Tổ công tác có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng trong việc thu thập, xử lý, cung cấp thông tin về các hoạt động của ngành y tế cho các cơ quan báo chí.

Cùng ngày, Bộ Y tế đã công bố Chỉ thị số 05/2004/CT-BYT của bộ trưởng về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong BV. Theo đó, giám đốc BV là người có trách nhiệm đảm bảo thuốc chữa bệnh theo danh mục thuốc thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám chữa bệnh, không để người bệnh nội trú tự mua thuốc; tổ chức đấu thầu mua thuốc chữa bệnh theo quy định; giá thuốc trong BV không được cao hơn giá thuốc bán lẻ trên thị trường tại địa phương cùng thời điểm; tăng cường kiểm tra thực hiện quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn trong BV.

Nghiêm cấm các cá nhân, Khoa, Phòng bán thuốc trong BV; cấm các cơ sở kinh doanh dược, trình dược viên liên kết với nhân viên y tế bán thuốc trong Khoa, Phòng, BV, chi phối việc kê đơn hưởng hoa hồng. Bộ trưởng yêu cầu các trưởng Khoa Khám bệnh, Lâm sàng tổ chức bình đơn thuốc của bác sĩ trong Khoa theo từng tháng rồi báo cáo kết quả lên lãnh đạo BV, tránh tình trạng bác sĩ kê nhiều loại thuốc không cần thiết.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện ''Một số giải pháp cấp bách nhằm bình ổn giá thuốc chữa bệnh cung ứng cho nhân dân''. Với bảy giải pháp đã được đưa ra, Bộ trưởng đã thống nhất các giải pháp cụ thể về quản lý nhập khẩu thuốc, chấn chỉnh phân phối và cung ứng thuốc cho BV, quản lý giá thuốc, chống độc quyền, tài chính, tuyên truyền giáo dục và tăng cường kiểm tra.

Theo TS Dương Quốc Trọng, trợ lý bộ trưởng, tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt, trong tuần này những chỉ thị trên sẽ được triển khai xuống tận các BV. Cũng trong tuần này, một số văn bản về giải pháp chống độc quyền (cụ thể là nhập khẩu song song, sản xuất thuốc theo hợp đồng) và quản lý giá nhập khẩu thuốc sẽ được ban hành.

Hàng tuần, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm sẽ có cuộp họp nghe báo cáo tiến độ công việc với Bộ Y tế. Dự kiến, Bộ Y tế sẽ ký ban hành 18 văn bản quan trọng về quản lý giá thuốc trong thời gian tới, song trước mắt ba văn bản kể trên đã được gọi là ba ''đòn mạnh" đầu tiên.

Các giải pháp? "Sẽ làm đồng bộ và từ từ''

Đại diện Bộ Y tế, TS Trần Đức Long, vụ phó Vụ Pháp chế, đã khẳng định như vậy với báo chí trong cuộc họp báo.

Trả lời các nhà báo về việc tại sao không thực hiện những biện pháp trong Chỉ thị số 05 đã nêu trong những văn bản trước đây của Bộ Y tế, để bây giờ lại ra chỉ thị mới, ông Đỗ Kháng Chiến - vụ phó Vụ Điều trị cho biết: ''Trước đây, Bộ Y tế đã ra Văn bản 3061/1999 về vấn đề này nhưng làm chưa mạnh. Có một số điểm, đặc biệt là nhấn mạnh vào trách nhiệm của giám đốc BV, chưa được bàn tới. Hơn nữa, nhiều BV chưa đảm bảo cung ứng đủ thuốc chủ yếu cho bệnh nhân để người bệnh phải ra ngoài mua thuốc với giá cao, Vì thế, Bộ trưởng quyết định ra đưa ra chỉ thị này''.

Trong cuộc họp sáng nay, chỉ có duy nhất đại diện của một đơn vị sản xuất là Công ty Dược phẩm TW 1. Giám đốc Công ty, ông Hoàng Hữu Đoàn đã có những ý kiến ngắn gọn nhưng rất chính đáng: "Giá thuốc tăng do nhiều nguyên nhân, phần lớn các BV không đủ tiền thanh toán trong đấu thầu cung ứng thuốc cho thời gian dài, nhiều BV thanh toán tiền mua thuốc cho công ty kinh doanh dược phẩm không kịp thời, nợ kéo dài. Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến ngày 12/3, riêng 15 BV ở phía Bắc đã nợ tiền thuốc của Công ty đến hơn 50 tỷ đồng. Công ty lại phải vay tiền ngân hàng để trả tiền mua nguyên liệu, nên giá thuốc tăng cao là điều tất yếu''.

Ông Hoàng Hữu Đoàn cho biết thêm: ''Đứng về phía doanh nghiệp sản xuất, chúng tôi thiết nghĩ giá thuốc không chỉ là chuyện riêng của ngành dược mà phải kết hợp với y. Ngành dược không quản lý giá mà chỉ quản lý thuốc, do đó cần kết hợp nhiều ngành với nhau. Hiện nay, thuốc nội chỉ chiếm 20% trong BV. Nếu tăng được lên 30%, sẽ tăng được hàng trăm tỷ đồng cho ngành dược. Muốn vậy, phải cố gắng rất nhiều''.

  • Lệ Hà 

Tin, bài liên quan:

Liệu giá thuốc có bình ổn như Bộ Y tế hứa? /suckhoe/tintuc/2004/04/59408/

Thuốc nội: Sẽ "vắn số", nếu không giành thêm thị phần! /suckhoe/tintuc/2004/04/59611/

Nhà thuốc BV đâu phải nơi nâng cao đời sống nhân viên /suckhoe/tintuc/2004/04/59206/

Bộ Y tế: Bảy biện pháp bình ổn giá thuốc /suckhoe/2004/03/56379/

Chỉ mới kết luận sơ bộ vì sao giá thuốc tăng! /suckhoe/2004/03/56115/

Nhập khẩu song song thuốc: Cần có... ba quy chế? /suckhoe/2004/03/54600/

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Hà Nội: Cần tiêu hủy hơn 3 tấn thuốc BVTV (18/04/2004)
Nuôi cấy tế bào da cho bệnh nhân bỏng (17/04/2004)
Thuốc nội: Sẽ "vắn số", nếu không giành thêm thị phần! (16/04/2004)
Thành lập Viện huyết học - Truyền máu TW (16/04/2004)
Liệu giá thuốc có bình ổn như Bộ Y tế hứa? (16/04/2004)
Bệnh viện Việt - Pháp: Chăm sóc sức khỏe trọn gói (16/04/2004)
Trung Quốc miễn phí xét nghiệm HIV/AIDS (15/04/2004)
Lời cảnh báo từ vỏ bao thuốc lá: Chuyện không nhỏ (15/04/2004)
Nhà thuốc BV đâu phải nơi nâng cao đời sống nhân viên (14/04/2004)
''P/S bảo vệ nụ cười VN'' về với Điện Biên (14/04/2004)
Miền Trung: Đẩy mạnh quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (14/04/2004)
Kiểm soát thuốc lá hiện còn lỏng lẻo (14/04/2004)
Giới trẻ hút thuốc lá: Ngày càng trẻ, cả ở nữ! (14/04/2004)
Nghiên cứu vắc-xin viêm gan B thế hệ 3 (14/04/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang