Tế bào gốc: Hy vọng cho bệnh nhân tim mạch
15:48' 28/04/2004 (GMT+7)

Tin vui cho 23 triệu bệnh nhân đau tim trên toàn thế giới: Sau khi điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc, tim mang bệnh có thể hoạt động tương đối tốt. Hơn nữa, liệu pháp này không gây ra tác dụng phụ nào cho người bệnh.

Tế bào cơ tim đang phát triển trở lại.

Các nhà nghiên cứu lấy tế bào gốc từ bệnh nhân suy tim mạch, sau đó cấy ghép vào trái tim bị tổn thương. Sáu tháng sau, chức năng tim đã trở nên ổn định hơn nhiều so với những người không được chữa trị theo phương pháp này. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc cấy ghép tế bào gốc là một phương pháp hữu hiệu trong công tác chữa trị suy tim. Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu sẽ khiến cho những tranh cãi về tác dụng của liệu pháp tế bào gốc đối với bệnh tim mạch trở nên căng thẳng hơn. Nhiều cuộc nghiên cứu đã được tiến hành trên cả người lẫn động vật và mang lại những kết quả trái ngược, khiến cho nhiều người phải đặt câu hỏi về tính hiệu quả và độ an toàn của liệu pháp này.

Nhóm nghiên cứu do Amit Patel thuộc ĐH Pittsburgh (Mỹ) phụ trách đã nghiên cứu 20 bệnh nhân suy tim được phẫu thuật chạy tim nhân tạo tại Nam Mỹ. Một nửa số này được áp dụng liệu pháp tế bào gốc, trong đó tế bào gốc của bệnh nhân người lớn được lấy từ tuỷ xương của chính bệnh nhân và tiêm thẳng vào tim. Các bệnh nhân được tiêm tới 30 mũi vào những điểm mà cơ tim chắc chắn bị tổn thương. Sau đó, tim của họ đã có thể bơm được nhiều máu hơn so với những người chỉ phẫu thuật chứ không áp dụng liệu pháp này.

Theo giới chuyên môn, tế bào gốc đã giúp cho cơ tim bị tổn thương có thể phát triển trở lại, nhờ đó kích thích việc hình thành các mạch máu mới. Qua đó, lượng protein có tên Connexin 43, vốn rất quan trọng đối với quá trình giao tiếp tế bào, cũng tăng lên đáng kể trong cơ thể bệnh nhân. Patel cho biết: "Chúng tôi không biết hiện tượng này có phải do sự tăng trưởng của các tế bào cơ tim mới gây ra sau khi tiêm tế bào gốc hay không, hay chính các tế bào gốc đã đưa tế bào hiện có ra khỏi trạng thái ngủ đông".

Điều quan trọng là liệu pháp tế bào gốc dường như không gây nên bất cứ tác dụng phụ hay biến chứng phức tạp nào. Đầu năm nay, một cuộc thử nghiệm về tế bào gốc ở Hàn Quốc đã bị đình chỉ vô thời hạn bởi vì một số bệnh nhân đau tim bắt đầu có một số biểu hiện bất thường trong động mạch. Malcolm Alison, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: Cuộc nghiên cứu này hơi khác so với một số cuộc nghiên cứu trước đây tiến hành trên chuột. Vài tháng trước, hai nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng tế bào gốc cấy ghép vào tim chuột mắc bệnh không thể thay thế được tế bào tim. Cuộc nghiên cứu vẫn đang tiếp tục được tiến hành để đi vào giai đoạn hoàn thiện.

Khánh Hà (Theo Nature)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Phụ nữ mang thai nhiễm HIV/AIDS: Thực tế đáng ngại (27/04/2004)
Y học cổ truyền: Thiếu 2.400 bác sĩ, 10.000 y sĩ (27/04/2004)
Công điện khẩn của Bộ Y tế: Tăng cường giám sát SARS! (27/04/2004)
Cypher, giải pháp tốt để trị hẹp động mạch vành (27/04/2004)
Bộ Y tế tham gia đấu thầu mua thuốc của bệnh viện (26/04/2004)
Đà Nẵng: Tăng cường phòng chống dịch sốt xuất huyết (26/04/2004)
PDP, phụ gia thực phẩm thay thế hàn the (25/04/2004)
Ghép mô buồng trứng của chị cho em (24/04/2004)
Một chết, hai nhiễm: SARS "made in Beijing" (24/04/2004)
Sử dụng máy Trugene định gien virus viêm gan B, C (24/04/2004)
SARS đã quay trở lại Trung Quốc (23/04/2004)
Bác sĩ kê đơn và nhà thuốc: Có tội với người bệnh? (23/04/2004)
Đà Nẵng: Các bệnh viện gặp khó khăn về nguồn thuốc (22/04/2004)
Nhiễm giun: Bệnh "kinh niên" của học sinh (22/04/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang