,
221
3765
Trẩy hội báo xuân
baoxuan
/tet/baoxuan/
759110
Đưa "a lô" về với vùng cao
1
Article
3761
Tết
tet
/tet/
,

Đưa 'a lô' về với vùng cao

Cập nhật lúc 17:49, Thứ Tư, 25/01/2006 (GMT+7)
,

Nhưng rồi dường như anh có vẻ ngần ngại bởi việc đi lắp đặt của VTI vất vả, khó khăn lắm, nhiều khi phải tới những nơi mà giờ vẫn còn vắng dấu chân người. Vùng sâu, xa, hẻo lánh mà. Không biết nữ phóng viên có "trụ" được không?

Thực ra, trước khi đề cập ý tưởng đó với phó giám đốc Hồ Công Lâm, những thông tin mà tôi thu thập được về công tác triển khai điện thoại xuống xã trong giai đoạn này của VNPT đã ở mức "hòm hòm" và cũng tự "lên dây cót tinh thần" trước về những chuyến đi "bão táp" nếu được thực hiện. Tất cả những xã cuối cùng nằm trong kế hoạch đưa điện thoại về đều thuộc diện đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, héo lánh nhất và dĩ nhiên, ở những nơi đó, cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm cũng còn rất khó khăn.

Đau đầu cho một lời giải hợp lý

Soạn: AM 686555 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Từ tháng 8/2005, hơn 100 xã còn lại trên cả nước sẽ được "xoá mù" thông tin liên lạc bằng giải pháp lắp đặt các trạm VSAT băng rộng IP STAR để có thể sử dụng điện thoại cố định. Đó là lời hứa cũng như quyết tâm của cán bộ ngành bưu điện. Thực ra, con số cũng không phải quá nhiều như những thời kỳ năm 2002, 2003, khi Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đề ra mục tiêu đến năm 2005, 100% các xã trong cả nước đều có điện thoại. Vào thời kỳ đó, VNPT còn gần 1.000 xã thuộc địa bàn của miền Trung và miền Bắc nước ta là những tỉnh thuộc diện miền núi, còn khó khăn về kinh tế cũng là những xã có địa hình thuộc diện cực kỳ khó khăn trong việc triển khai đưa thông tin liên lạc về.

Đây cũng chính là bài toán làm sao chọn được những phương thức hợp lý nhất cho 100 xã còn lại đã từng khiến những lãnh đạo của VNPT phải đau đầu tìm lời giải. Còn nhớ, đã có cả một hội nghị lớn được diễn ra vào tháng 1/2005 mà ở đó, các chuyên gia viễn thông của VNPT chỉ có một điều quan tâm duy nhất là cùng nhau bàn bạc làm sao hoàn thành việc triển khai điện thoại xuống xã vào cuối năm.

Đã có nhiều phương cách và giải pháp kỹ thuật được đề ra như: thông tin vô tuyến điểm - đa điểm; thông tin vô tuyến điểm - điểm; phương thức kéo cáp đồng; tận dụng thiết bị vô tuyến sóng ngắn cho điện thoại xã.

Nhưng xem ra, những giả pháp nêu trên cũng mới chỉ phần nào đáp ứng được. Chẳng hạn, với thiết bị vô tuyến điểm - đa điểm, chất lượng chỉ ở mức chấp nhận được, nếu trong điều kiện môi trường phức tạp hoặc tuyến thông tin quá xa, khoảng 30km trở lên thì chất lượng của tuyến sẽ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Còn phương thức sử dụng cáp quang treo kết hợp với thiết bị truy nhập và cáp đồng lại quá đắt đỏ về kinh phí đầu tư thiết bị..

Nhưng dù gì, ở một số xã, những phương thức trên cũng đã đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc của người dân. Khó hơn cả là có nhiều nơi, mọi phương thức trên cũng chịu, không thể nối được "tín hiệu alô" về.

VSAT băng rộng là cứu cánh

Trên thực tế, ngoài những phương thức nêu trên, VNPT còn giao cho công ty VTI triển khai hệ thống các trạm VSAT DAMA cung cấp gần 60 đường truyền trung kế với 116 thuê bao điện thoại chủ yếu cho vùng sâu vùng xa cũng không nằm ngoài mục tiêu 100% xã có điện thoại. Nhưng dù có chi phí đắt hơn những phương thức khác do được lựa chọn bởi ưu điểm thời gian triển khai nhanh và chất lượng dịch vụ tốt, VSAT cũng không tránh khỏi khó khăn về điều kiện thời tiết khi lắp đặt VSAT.

Theo phó Giám đốc Công ty VTI, Hồ Công Lâm, mạng băng rộng thế hệ mới iPSTAR là hệ thống thông tin liên lạc qua vệ tinh, sử dụng công nghệ IP. Đây là hệ thống được VTI hợp tác triển khai cùng đối tác Shin Satellite - một tập đoàn viễn thông lớn của Thái Lan. ưu điểm của VSAT IP, kích thước trạm đầu cuối nhỏ gọn (anten 0,8m - 1,2m - 1,8m), dễ dàng triển khai, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa.

VSAT IP có thể cung cấp cho khách hàng sử dụng các ứng dụng liên lạc trên nên IP băng rộng để truy cập Internet băng rộng, thoại, fax, kênh thuê riêng nhưng trong giai đoạn I triển khai, VSAT băng rộng sẽ cung cấp dịch vụ thoại chủ yếu phục vụ vùng sâu, vùng xa.

Thực hiện chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" nhưng vẫn đảm bảo mọi yêu cầu về khuôn khổ pháp lý, quy định, đàm phán với phía đối tác xong, VTI bắt tay ngay vào mua sắm thiết bị kết nối, các trạm VSAT đầu cuối. Để rồi, vào những ngày trung tuần tháng 8 vừa qua, trạm VSAT IP băng rộng đầu tiên đã được lắp đặt phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện thoại của người dân xã miền núi thuộc tỉnh Quảng Trị. Mốc đánh dấu quan trọng này đã giúp cho đích hoàn thành 100% xã có điện thoại của VNPT đến gần hơn.

Điện thoại về 100% xã: Giấc mơ đã thành hiện thực

Vậy là việc được cầm cái alô để gọi điện cho người thân của mình ở tận dưới xuôi có khi phải đi tới vài ngày đường đã thành sự thực rồi chứ không còn phải ước mơ nữa.

Nhiều câu chuyện kể về nhiều người dân vì việc không đừng được đã phải cuốc bộ hàng chục km đường rừng về tỉnh lỵ để gọi một cuộc điện thoại. Không chỉ có người dân bản địa, ở nhiều nơi đoàn đặt chân đến, có rất nhiều thầy cô giáo từ dưới xuôi tự nguyện lên vùng cao, bám bản, bám làng để dạy cái chữ, có khi, tới vài ba năm không hề nhận được tin tức của gia đình bởi ở đó đến giờ vẫn không hề có một phương tiện liên lạc nào cả.

Không thể kể hết nỗi vui mừng khi các xã được tin có đoàn của bưu điện lên lắp đặt điện thoại ở xã. Mọi người tập trung, chăm chú theo dõi từng hành động của đoàn, từ khi lắp đặt cột VSAT IP đến khi chiếc điện thoại được đem ra thử kết nối cuộc đàm thoại đầu tiên. Người lớ, trẻ nhỏ cùng vây quanh chiếc điện thoại nhỏ xíu, tấm tắc, trầm trồ và không ai bảo ai đều tự động xếp hàng chờ đến lượt được bấm số gọi cho người thân.

"Những lúc ấy, chúng tôi mới cảm nhận được nhiệm vụ đưa thông tin về với vùng xa của mình có ý nghĩa đến nhường nào" - anh Thạch, một thành viên của đội phát triển dịch vụ chia sẻ: "Phóng viên chưa đi nên chưa biết đâu, công việc đi lắp đặt của nhiều vất vả, khó khăn, thậm chí còn nguy hiểm tới cả tính mạng nữa. Mỗi lần đi đều không thể xác định được thời gian sẽ trở về.

Mừng nhất là điều kiện thời tiết thuận lợi, chứ nếu gặp khi trời mưa, đường đi trên núi nhiều rủi ro, bowir lở núi, sạt đường, nước lũ cuốn... nhưng điều chúng tôi lo lắng nhất là không thể sớm đem lại điều mong ước được liên lạc điện thoại của người dân nơi mình đến. Bởi đó chính là những nguồn động viên lớn nhất không gì bằng của những người đi phát triển dịch vụ như chúng tôi".

Trong điều kiện hiện nay, khi mà ở các khu đô thị, thành phố, mọi phương tiện thông tin liên lạc đã có vẻ như bão hoà với quá nhiều nhà cung cấp cùng cạnh tranh phát triển, việc gọi điện thoại, trao đổi thông tin đã trở thành nhu cầu tất yếu thì chỉ về với những vùng sâu, vùng xa, chúng ta mới thấm thía được sự quý giá của những mạch nối thông tin ấy.

Và có hiểu được ngọn nguồn mọi nỗ lực đưa điện thoại xuống xã của VNPT, mới thấy được con số 100% xã có điện thoại đạt được trong năm 2005 có ý nghĩa tới chừng nào.

  • Hiền Trâm (Tạp chí Xã hội Thông tin)

 

,
,