LHQ thông qua nghị quyết Iraq
08:40' 23/05/2003 (GMT+7)
Hội đồng bảo an LHQ.

Gạt sang lề những bất đồng xung quanh cuộc chiến tranh Iraq, với 14 phiếu thuận và 0 phiếu chống, HĐBA đã chính thức ''trao quyền'' cho Anh - Mỹ điều hành Iraq và sử dụng doanh thu từ nguồn dầu mỏ khổng lồ để cấp kinh phí cho quá trình tái thiết tại nước này. Bản nghị quyết đã mở rộng cửa sớm nối lại hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iraq.

Kết quả bỏ phiếu cho thấy, Chính quyền ông Bush đã giành được sự ủng hộ quan trọng từ các nước gia phản chiến gay gắt Pháp, Nga và Đức. Tuy nhiên, cả 3 quốc gia trên vẫn cảm thấy ''tổn thương'' khi LHQ có rất ít tiếng nói trong quá trình hình thành tương lai cho Iraq.

Syria, quốc gia Ảrập duy nhất là thành viên của HĐBA, đã tẩy chay cuộc bỏ phiếu. Phó Đại sứ Syria tại LHQ Fayssal Mekdad tuyên bố tại HĐBA rằng, Chính phủ Syria chỉ bỏ phiếu ủng hộ bản nghị quyết nếu cuộc bỏ phiếu hoãn lại trong vài giờ theo đề nghị.

Như vậy chỉ sau 9 tuần kể từ khi liên quân Anh - Mỹ chính thức phát động tấn công lật đổ chính quyền Saddam Hussein, HĐBA đã thông qua bản nghị quyết yêu cầu chấm dứt ngay lập tức các lệnh trừng phạt kinh tế áp đặt kể từ cuộc chiến vùng Vịnh năm 1990 - lệnh trừng phạt do Mỹ đề xuất. Một khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, Iraq sẽ được rộng mở với thương mại và đầu tư quốc tế.

Có nên lạc quan?

Quyết định trên phần nào đã thể hiện sự hàn gắn rạn nứt trong Hội đồng Bảo an (HĐBA), có lúc đã đe dọa nghiêm trọng tới sự tồn tại của LHQ. Trong khi Nga, Pháp và Đức sẵn lòng chấp thuận việc điều trở lại các thanh tra vũ khí của LHQ đến Iraq, họ đã kẻ một vạch thẳng để tách bạch chuyện cho thanh tra vũ khí thêm thời gian và ủng hộ chiến tranh.

Trước khi cuộc chiến Iraq bùng nổ, mối quan hệ giữa đôi bờ Đại Tây Dương trở nên hết sức căng thẳng. Pháp nhất quyết tuyên bố sẽ phủ quyết mọi nghị quyết cho phép sử dụng quân sự giải giáp Iraq. Nga, Pháp và Đức tuyên bố, chiến tranh sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với an ninh và ổn định trong khu vực.

Cho đến nay, giới quan sát đánh giá, cho dù có nhiều dấu hiệu cho thấy các quốc gia thành viên HĐBA đang cố gắng hàn gắn bất đồng và khối phục lại hoà khí, song như thế vẫn còn quá sớm để kết luận, những bất đồng to lớn trước chiến tranh Iraq đã được xoá nhoà.

Nghị quyết

Nội dung chính của bản nghị quyết:

  • Iraq có thể nối lại các hoạt động xuất khẩu dầu mỏ vốn bị ngừng trong giai đoạn trước khi xảy ra chiến tranh. Khoảng 8 triệu thùng dầu của Iraq hiện đang lưu tại cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ được phép tiêu thụ ngay lập tức. 
  • Tổng thư ký LHQ Kofi Annan sẽ chỉ định một đại diện đặc biệt phối hợp với nhà chức trách Anh và Mỹ về vấn đề viện trợ nhân đạo, tái thiết và thành lập một chính phủ mới tại Iraq. Có nhiều khả năng, Cao uỷ viên LHQ về nhân quyền Sergio Vieira de Mello của Brazil, người được Washington ủng hộ, sẽ được chỉ định.
  • Quỹ phát triển Iraq mới được thành lập sẽ bắt đầu nhận doanh thu từ dầu mỏ. Anh và Mỹ sẽ có trách nhiệm sử dụng quỹ này để dùng cho quá trình tái thiết Iraq. Cơ quan tư vấn, gồm LHQ và các định chế tài chính quốc tế, sẽ giám sát quỹ này. Quỹ này sẽ tiếp nhận khoảng 1 tỷ USD tiền gửi, chuyển từ tài khoản ''đổi dầu lấy lương thực'' LHQ. 
  • Các chính phủ trên thế giới phải phong toả mọi tài sản của Saddam Hussein hoặc chính phủ của ông này, và chuyển vào quỹ tái thiết Iraq trừ khi các khoản này được chứng minh hợp pháp. 
  • Chương trình đổi dầu lấy lương thực LHQ sẽ kéo dài thêm thời hạn 6 tháng. Tổng thư ký LHQ Annan sẽ phải xem xét các hợp đồng có tổng trị giá khoảng 10 tỷ USD để đánh giá, các hợp đồng này còn cần thiết hay không. Các hợp đồng trên, với sự tham gia của nhiều công ty Nga, chủ yếu về lương thực, thuốc men, dụng cụ vệ sinh, thiết bị bơm nước, xe tải ...
  • Nghị quyết trao quyền miễn trừ bị truy tố đối với các trường hợp liên quan tới doanh thu từ dầu và khí đốt trong tương lai tính đến ngày 31/12/2007, nhằm cho phép Iraq tạm thời ''không phải lo nhiều'' về khoản nợ công trị giá khoảng 400 tỷ USD và có thời gian để tái cơ cấu các khoản nợ này.

(Trần Kiên - Theo BBC, Reuters)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Thủ tướng Palestine hội đàm với Hamas (23/05/2003)
Lính gìn giữ hoà bình Mỹ tới Iraq (22/05/2003)
Ba Lan giữ vai trò lãnh đạo quân gìn giữ hoà bình tại Iraq (22/05/2003)
Indonesia dồn dập tấn công quân ly khai Aceh (22/05/2003)
Thượng viện Mỹ cho phép nghiên cứu, chế tạo vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ (22/05/2003)
Tokyo sẽ thường xuyên mất điện trong mùa hè này? (22/05/2003)
Mỹ lại cáo buộc Iran chứa chấp khủng bố (22/05/2003)
Algeria: Động đất lớn, 450 người thiệt mạng (22/05/2003)
Al Qaeda tiếp tục kêu gọi tấn công khủng bố (22/05/2003)
Hàng loạt vụ đánh bom tại Myanmar, 4 người chết (21/05/2003)
Lầu Năm Góc ủng hộ việc nối lại thanh sát vũ khí Iraq (21/05/2003)
Mỹ tin LHQ ủng hộ dự thảo nghị quyết thứ ba (21/05/2003)
Mỹ tăng mức báo động nguy cơ khủng bố (21/05/2003)
Giải thưởng âm nhạc vì hoà bình thế giới đầu tiên (21/05/2003)
Anh, Mỹ, Đức đóng cửa đại sứ quán tại Ảrập Xêút (21/05/2003)
Tro ve dau trang