Ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh G8
06:39' 02/06/2003 (GMT+7)

Hội nghị thượng đỉnh G8 gồm nguyên thủ của 7 nước công nghiệp phát triển, Nga và 11 khách mời đến từ các quốc gia đang phát triển khai mạc hôm qua (1/6) tại thành phố nghỉ dưỡng Evian, Pháp. Trong ngày làm việc đầu tiên, hội nghị đã tạm gác lại những chia rẽ xung quanh cuộc chiến Iraq để tập trung bàn luận, tìm giải pháp cho các vấn đề liên quan đến các nước đang phát triển.

Tổng thống Mỹ Bush và Tổng thống Pháp Chirac tại phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh G8

Tại lễ khai mạc, mọi con mắt đều đổ dồn vào Tổng thống Mỹ George W. Bush và Tổng thống nước chủ nhà Jacques Chirac, người đứng đầu phe phản chiến trong cuộc giằng co trước khi chiến tranh Iraq nổ ra. Ông Bush đã nở một nụ cười tươi và bắt tay nồng nhiệt ông Chirac với hy vọng sưởi ấm trở lại mối quan hệ Mỹ - Pháp. Tuy nhiên, cái bắt tay đáp lễ không thực sự vồn vã, nhiệt tình như với các nguyên thủ khác của Tổng thống Chirac đã nói lên một sự thật rằng những rạn nứt, đổ vỡ trong mối quan hệ này là chưa thể giải quyết được trong một sớm, một chiều.

Ông Bush và ông Chirac sẽ gặp riêng với nhau vào cuối buổi chiều nay trước khi người đứng đầu Nhà Trắng kết thúc hội nghị sớm hơn một ngày để tới Ai Cập bắt đầu nhiệm vụ thứ hai trong chuyến công du kéo dài một tuần: tìm giải pháp cho xung đột Trung Đông và chấm dứt khủng bố ở thế giới Ả-rập.

Ngày đầu tiên của hội nghị được dành để bàn về các vấn đề mà các nước đang phát triển phải đối mặt. Nguyên thủ của các nước Mỹ, Nga, Nhật Bản, Đức, Pháp, Italia và Canada đã thảo luận với các đại biểu khách mời đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Mexico và một số nước châu Phi về giải pháp ngăn ngừa đại dịch AIDS, vấn đề nước sạch, thương mại và viện trợ. Các nhà quan sát cho rằng khung cảnh của ngày làm việc thứ nhất giống như một hội nghị thu nhỏ của Liên hiệp quốc.

Hôm nay, theo đề nghị của một số đại biểu, hội nghị có thể sẽ trực tiếp bàn về các vấn đề của kinh tế thế giới, trong đó có việc giảm giá của đồng đô la Mỹ so với đồng EURO. Đây là vấn đề Nhật Bản và châu Âu lo ngại có thể đe doạ sự phát triển kinh tế của các quốc gia này.

Phát ngôn viên của Tổng thống Pháp, bà Catherine Colonna, cho biết tại lễ bế mạc hội nghị ngày mai (3/6), "một thông điệp niềm tin rằng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng" sẽ được phát đi trên toàn thế giới .

Khác hẳn với không khí hoà hợp tại bàn thương lượng, phía bên ngoài hội nghị, là cảnh nhốn nháo của người dân phản đối toàn cầu hoá. Hàng nghìn cảnh sát Pháp và Thuỵ Sỹ đã được huy động để ngăn cản khoảng 25.000 người biểu tình. Nước chủ nhà đã cho lập một hàng rào cách trung tâm diễn ra hội nghị 32km để cách ly người biểu tình. Đại biểu đến tham dự, do vậy, phải đi bằng trực thăng hoặc thuyền.

(Tiến Dũng - Theo AP, CNN, Reuters, BBC)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Hàm trăm nghìn người biểu tình phản đối Hội nghị thượng đỉnh G8 (01/06/2003)
Mỹ khuyến cáo các nước không gửi phái viên tới Iraq (31/05/2003)
Israel dỡ bỏ hạn chế với người Palestine (31/05/2003)
Nhật sẽ triển khai hệ thống tên lửa vào 2006 (31/05/2003)
Anh, Pháp, Đức yêu cầu LHQ tạo điều kiện hồi hương người Iraq (31/05/2003)
Nam Ấn Độ: đợt nóng kéo dài khiến 518 người thiệt mạng (31/05/2003)
NATO tiến hành tập trận chống khủng bố trên biển Tây Ban Nha (31/05/2003)
Tìm kiếm vũ khí ở Iraq chuyển sang giai đoạn mới (03/11/2003)
Bush không muốn đối đầu với châu Âu (31/05/2003)
Thủ tướng Nepal từ chức (31/05/2003)
LHQ triển khai lực lượng gìn giữ hoà bình ở Congo (31/05/2003)
Chiến tranh Iraq chưa kết thúc (30/05/2003)
Iran: “Mỹ sử dụng chính sách chống khủng bố hai mặt” (30/05/2003)
Anh ''thêm gia vị'' cho báo cáo vũ khí Iraq? (30/05/2003)
Giao tranh ác liệt tiếp diễn tại Aceh (30/05/2003)
Tro ve dau trang