Tony Blair: "Đã đến lúc châu Âu hàn gắn quan hệ với Mỹ"
11:26' 02/06/2003 (GMT+7)

Thủ tướng Anh Tony Blair mới đây kêu gọi các nước châu Âu nên sớm hàn gắn vết rạn nứt trong quan hệ với Mỹ về cuộc chiến Iraq. Phát biểu tại Warsaw trong chuyến thăm Ba Lan hôm 30/5, ông Blair nói: "Bây giờ là thời điểm quan trọng. Đây là lúc đưa ra quyết định hoặc là hoà giải nhanh chóng, hoặc là mâu thuẫn kéo dài".

Thủ tướng Anh Tony Blair phát biểu tại Lầu đài Hoàng gia Wasaw, Ba Lan

Trong cuộc gặp gỡ giới lãnh đạo Ba Lan tại Lâu đài Hoàng gia Warsaw, ông Blair nói: "Câu hỏi hiện nay là: Liệu chúng ta có thể nhận thức được các lợi ích của việc khôi phục liên minh xuyên Đại Tây Dương và củng cố nó hay không? Tôi tin là chúng ta có thể". Blair hết lời khen ngợi Ba Lan về những đóng góp của nước này trong cuộc chiến Iraq vừa qua. Nhà lãnh đạo Anh cũng khen ngợi Đức và Pháp về vai trò của hai nước này trong việc gìn giữ hoà bình tại Afghanistan.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Bush cho biết, ông tỏ ý muốn tránh đối đầu với châu Âu, không muốn Hội nghị thượng đỉnh G8 biến thành "một trận khẩu chiến". Bush cho hay, ông sẽ đối thoại với nguyên thủ các nước đã phản đối Washington trong cuộc chiến Iraq như Tổng thống Pháp Chirac, Thủ tướng Nga Putin... Bush khẳng định: "Đây là cơ hội để đối thoại với những ngưới đã đồng tình lẫn những người không đồng tình với chúng tôi về vấn đề Iraq".

Trong chuyến thăm Ba Lan cùng ngày (30/5), ông Bush cũng đã hết lời ca ngợi Warsaw về "những đóng góp quý báu" của nước này trong cuộc chiến Iraq. Ông Bush thậm chí còn đề nghị Ba Lan dẫn đầu lực lượng gìn giữ hoà bình đa quốc gia hoạt động trên phạm vi chiếm 1/4 lãnh thổ Iraq.

Hai chuyến thăm liên tiếp của hai nguyên thủ Mỹ, Anh tới Ba Lan gần đây chứng tỏ vị thế mới của Warsaw trong vai trò đồng minh quan trọng của Mỹ. Song, các chuyến thăm của ông Blair không chỉ nằm trong cuộc marathon ngoại giao hàn gắn quan hệ Mỹ-châu Âu mà còn nhằm vận động Warsaw ủng hộ thể chế chính trị mới của Liên minh châu Âu theo ý muốn của London khi Ba Lan sắp tiến hành cuộc trưng cầu dân ý cuối cùng về việc gia nhập EU này vào ngày 7-8/6 tới.

Lãnh đạo Công đảng Anh cũng kêu gọi Ba Lan, sớm thông qua quyết định gia nhập EU. "Chống châu Âu không phải là yêu nước. Đó là một quan điểm sai lầm" - Blair nói - "Tôi cho rằng, Ba Lan không phải là ngoại lệ. Châu Âu không phải là một mối đe doạ. Đó là cơ hội của các bạn. Đứng ngoài cuộc không phải là dấu hiệu chứng tỏ sức mạnh của Ba Lan. Điều đó sẽ chỉ khiến cho Ba Lan yếu đi mà thôi". không cần thông qua trưng cầu dân ý, ủng hộ ý tưởng xây dựng EU thành một "liên minh dân tộc" thay vì một "siêu nhà nước liên bang".

Đáp lại quan điểm của ông Blair, Thủ tướng Ba Lan Leszek Miller nói: "Chúng tôi ủng hộ nguyên tắc nhà nước dân tộc và phản đối nhà nước liên bang. Với bề dày lịch sử của mình, việc chấp nhận một ý tưởng thành lập một Hợp chủng quốc châu Âu là rất khó khăn đối với chúng tôi".

(Lam Sơn - Theo Reuters)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Căng thẳng ngoài khơi bán đảo Triều Tiên (02/06/2003)
Israel ủng hộ Thủ tướng Palestine (02/06/2003)
Mỹ sẽ tự bổ nhiệm lãnh đạo Iraq (02/06/2003)
Ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh G8 (02/06/2003)
Hàm trăm nghìn người biểu tình phản đối Hội nghị thượng đỉnh G8 (01/06/2003)
Mỹ khuyến cáo các nước không gửi phái viên tới Iraq (31/05/2003)
Israel dỡ bỏ hạn chế với người Palestine (31/05/2003)
Nhật sẽ triển khai hệ thống tên lửa vào 2006 (31/05/2003)
Anh, Pháp, Đức yêu cầu LHQ tạo điều kiện hồi hương người Iraq (31/05/2003)
Nam Ấn Độ: đợt nóng kéo dài khiến 518 người thiệt mạng (31/05/2003)
NATO tiến hành tập trận chống khủng bố trên biển Tây Ban Nha (31/05/2003)
Tìm kiếm vũ khí ở Iraq chuyển sang giai đoạn mới (03/11/2003)
Bush không muốn đối đầu với châu Âu (31/05/2003)
Thủ tướng Nepal từ chức (31/05/2003)
LHQ triển khai lực lượng gìn giữ hoà bình ở Congo (31/05/2003)
Tro ve dau trang