Nga - Mỹ thu hẹp khoảng cách về vấn đề Iran
14:31' 02/06/2003 (GMT+7)
Tổng thống Mỹ Bush trò chuyện cùng đệ nhất phu nhân Nga trong bữa tiệc tối kỷ niệm 300 năm thành phố St.Petersburg.

''Bất đồng không làm quan hệ của chúng tôi suy yếu mà còn mạnh hơn. Tình thân hữu giữa hai nước có thể tồn tại sự khác biệt song chúng tôi sẽ bước qua mọi trở ngại và cùng cộng tác trên tinh thần xây dựng. Đây là những cách thức quan trọng để duy trì hoà bình''. Tổng thống Mỹ Bush đã khẳng định như vậy khi nói về các bất đồng quan điểm giữa Nga và Mỹ. 

Tuyên bố trên đánh dấu một sự chuyển biến trong quan hệ Nga - Mỹ mặc dù Washington vẫn chưa thuyết phục được Moscow ngừng trợ giúp Iran triển khai các chương trình hạt nhân mà Mỹ cho rằng nó sẽ được sử dụng để chế tạo vũ khí huỷ diệt hàng loạt.  

Để dẹp nghi ngờ của Mỹ về kế hoạch hạt nhân của Iran mà Nga đang tham gia, Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố: ''Chúng tôi sẽ phối hợp với các đối tác, trong đó có Mỹ để ngăn chặn việc phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt trên thế giới và chắc chắn là quy định này cũng được áp dụng đối với Iran''. Hiện nay, Moscow đang trợ giúp Tehran xây dựng nhà máy điện nguyên tử Busher, cơ sở sản xuất điện năng vì mục đích dân sự như Iran khẳng định. 

Tổng thống Nga Putin và người đồng nhiệm Mỹ Bush đã có cuộc hội đàm chính thức đầu tiên kể từ khi cuộc chiến Iraq bùng nổ tại St. Petersburg nhân dịp kỷ niệm 300 năm thành phố này. Phát biểu trong cuộc họp báo chung, nguyên thủ hai quốc gia khẳng định, những bất đồng trong vấn đề Iraq không hề làm tổn hại quan hệ song phương Nga - Mỹ. Về các việc liên quan tới Iran, Tổng thống Putin nói: ''Hai nước đang thu hẹp dần khoảng cách''. 

Một số nhà quan sát nhận định, sự thay đổi này dường như có ý nghĩa nào đó khi chỉ còn hơn nửa tháng là đến hạn cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) công bố báo cáo về tình hình thanh sát tại Iran. Cũng liên quan tới chương trình hạt nhân của Tehran, một quan chức Mỹ tháp tùng Tổng thống Bush tới tham dự Hội nghị thượng đỉnh G8 xác nhận, hai nhà lãnh đạo có nhiều điểm tương đồng về vấn đề Iran hơn so với quá khứ. 

(Hoài Linh - Theo Reuters)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Tony Blair: "Đã đến lúc châu Âu hàn gắn quan hệ với Mỹ" (02/06/2003)
Căng thẳng ngoài khơi bán đảo Triều Tiên (02/06/2003)
Israel ủng hộ Thủ tướng Palestine (02/06/2003)
Mỹ sẽ tự bổ nhiệm lãnh đạo Iraq (02/06/2003)
Ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh G8 (02/06/2003)
Hàm trăm nghìn người biểu tình phản đối Hội nghị thượng đỉnh G8 (01/06/2003)
Mỹ khuyến cáo các nước không gửi phái viên tới Iraq (31/05/2003)
Israel dỡ bỏ hạn chế với người Palestine (31/05/2003)
Nhật sẽ triển khai hệ thống tên lửa vào 2006 (31/05/2003)
Anh, Pháp, Đức yêu cầu LHQ tạo điều kiện hồi hương người Iraq (31/05/2003)
Nam Ấn Độ: đợt nóng kéo dài khiến 518 người thiệt mạng (31/05/2003)
NATO tiến hành tập trận chống khủng bố trên biển Tây Ban Nha (31/05/2003)
Tìm kiếm vũ khí ở Iraq chuyển sang giai đoạn mới (03/11/2003)
Bush không muốn đối đầu với châu Âu (31/05/2003)
Thủ tướng Nepal từ chức (31/05/2003)
Tro ve dau trang