Chirac: "Pháp không thay đổi lập trường về cuộc chiến Iraq"
13:36' 04/06/2003 (GMT+7)

Bất chấp mọi nỗ lực "làm lành" của ông Bush, Tổng thống Pháp Jacques Chirac mới đây nhắc lại lập trường của mình rằng, cuộc chiến chống Iraq của Mỹ vừa qua là bất hợp pháp. Phát biểu tại cuộc họp báo hôm qua (3/6) ở Evian sau khi Hội nghị thượng đỉnh G8 kết thúc, nhà lãnh đạo Pháp khẳng định: "Bất kỳ một hành động quân sự nào không được LHQ thông qua đều là bất hợp pháp".

Tổng thống Pháp Chirac trong cuộc họp báo hôm qua (3/6) ở Evian

"Chúng tôi cho rằng, tất cả mọi hành động quân sự không nhận được sự đồng tình của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hội đồng Bảo an, là bất hợp pháp và phi lý. Và chúng tôi không thay đổi lập trường của mình" - ông Chirac nói trước phóng viên báo chí quốc tế. Tổng thống Pháp cũng kêu gọi các nước thành viên LHQ tôn trọng luật pháp quốc tế với tinh thần đối thoại và chủ nghĩa đa phương. Ông nói thêm: "Tôi không thừa nhận tính hợp pháp của cuộc chiến Iraq, và giờ đây tôi vẫn giữ nguyên quan điểm đó. Đó là những gì mà tôi đã nói với Tổng thống Bush trong cuộc gặp hôm qua. Nhưng bây giờ, trong tình thế hiện nay, chúng tôi vẫn buộc phải hợp tác với nhau".

Tuyên bố của nguyên thủ Pháp được đưa ra sau khi G8 ra tuyên bố chung trong đó nêu rõ, mục tiêu của các nước trong khối là "một Iraq chủ quyền, ổn định và dân chủ". Nguyên thủ các nước G8 - bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Canada và Nhật Bản - nhất trí cho rằng, "đây là thời điểm để kiến tạo hoà bình và tái thiết Iraq". Cuộc họp thượng đỉnh 3 ngày vừa qua được xem là dịp đầu tiên cho lãnh đạo các nước trong khối - đặc biệt là tổng thống Mỹ và Pháp - để gặp gỡ và "bắt tay" với nhau sau những bất đồng xung quanh vấn đề sử dụng vũ lực chống Iraq. Hội nghị cấp cao các nước công nghiệp hàng đầu năm nay đã biến thành diễn đàn chính trị của các nguyên thủ trong khối. Ông Bush không tham gia phiên họp cuối cùng của Hội nghị hôm qua do phải tới Jordan để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Trung Đông.

Bush và Chirac tại Hội nghị Evian

Lãnh đạo hai nước Mỹ, Pháp đều khẳng định, cuộc đối thoại tay đôi đã diễn ra trong bầu không khí tích cực và xây dựng, song mặc dù họ tỏ ra vẻ cởi mở, giới quan sát vẫn cho rằng bầu không khí thực chất vẫn còn "đầy tức tối". Kết thúc Hội nghị, những bất đồng xung quanh yêu cầu của Washington đòi quyền tấn công phủ đầu những quốc gia tiềm ẩn nguy cơ về WMD (mạc dù không có bằng chứng) vẫn chưa được giải quyết.

Tổng thống Chirac cực lực phê phán thái độ hợp tác của Mỹ trong Hội nghị. Ông cho biết, mặc dù châu Âu đã đồng ý huỷ bỏ chính sách trợ giá nông sản của mình, Mỹ vẫn không muốn từ bỏ chính sách tương tự. Ông Chirac cũng cáo buộc Mỹ đã làm tiêu tan hy vọng rằng, Hội nghị năm nay sẽ giúp rút gọn khoảng cách giàu nghèo giữa các nước tiên tiến và các nước đang phát triển.

(Lam Sơn - Theo BBC)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Thủ tướng Anh bị điều tra vì tội lừa dối (04/06/2003)
''Saddam Hussein vẫn sống tại Baghdad'' (04/06/2003)
Cuối tuần này, IAEA sẽ trở lại Iraq? (04/06/2003)
Nga "tạm ngừng giúp đỡ Iran trong lĩnh vực hạt nhân" (04/06/2003)
Biểu tình tiếp diễn tại Peru (04/06/2003)
Israel phóng thích tù nhân Palestine, thế giới Ả-rập ủng hộ lộ trình hoà bình Trung Đông (04/06/2003)
Hàng không châu Âu rơi vào hỗn loạn (03/06/2003)
CHDCND Triều Tiên cảnh cáo Hàn Quốc (03/06/2003)
"Mỹ đang vi phạm nhân quyền" (03/06/2003)
Cựu binh Iraq đòi đuổi quân Mỹ về nước (03/06/2003)
G8 kêu gọi quốc tế thắt chặt kiểm soát vũ khí (03/06/2003)
Bush bắt đầu sứ mệnh hoà bình tại Trung Đông (03/06/2003)
Chương trình cải cách của Thủ tướng Đức được thông qua (03/06/2003)
CHDCND Triều Tiên đánh giá cao chuyến thăm của nghị sĩ Mỹ (03/06/2003)
Hội nghị G8 bước sang ngày thứ hai, làn sóng biểu tình gia tăng (03/06/2003)
Tro ve dau trang