Chuyên gia hạt nhân LHQ trở lại Iraq
16:56' 06/06/2003 (GMT+7)

Một nhóm nhỏ chuyên gia hạt nhân LHQ hôm nay (6/6) đã có mặt tại Iraq để bắt đầu nhiệm vụ đánh giá tổn thất tại cơ sở hạt nhân lớn nhất Iraq. Nhà máy này vượt khỏi vòng kiềm toả an ninh nhiều ngày trước khi chiến tranh bùng nổ và trở thành mục tiêu cướp phá của người dân Iraq. 

Chuyến trở lại Iraq của các chuyên gia hạt nhân thuộc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) là kết quả sức ép từ phía các tổ chức kiểm soát vũ khí đối với Mỹ. Washington đã miễn cưỡng phải chấp nhận đề nghị trên mặc dù từ sau khi chiến tranh kết thúc, Mỹ luôn cố gắng gạt bỏ IAEA ra ngoài các vấn đề liên quan tới Iraq thời hậu chiến. 

Chuyến đi lần này của các chuyên gia LHQ bị giới hạn trong vòng hai tuần và số nhân viên của cơ quan này bị cắt giảm 2 người so với đề xuất. Một quan chức Lầu Năm Góc đề nghị giấu tên cho biết, trong thời gian làm việc tại Iraq, nhân viên IAEA sẽ bị binh sĩ và các chuyên gia vũ khí Mỹ giám sát. 

Hiện nay, cộng đồng quốc tế lo ngại về sự an toàn của nhà máy hạt nhân Tuwaitha và khả năng bảo vệ cơ sở này của lính Mỹ. Một chuyên gia hạt nhân Mỹ cũng thừa nhận: ''IAEA biết phải làm gì, họ được chuẩn bị kỹ càng để làm mọi việc một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. IAEA sẽ biết được cái gì đã bị mất ở nhà máy này''.  

Các nhà khoa học Iraq từng tới khảo sát độ thiệt hại của Tuwaitha cho biết, những kẻ cướp phá đã bỏ lại hàng đống uranium và vứt bừa các vật liệu chứa phóng xạ và các chất này cần được bảo vệ để tránh rò rỉ tới khu vực dân cư. 

Tuần trước, một chỉ huy quân đội Mỹ cho biết, sau hơn 3 tháng có mặt tại khu vực này, binh lính vẫn thiếu những thiết bị cần thiết để bảo đảm an toàn cho khu vực hạt nhân trên. Tướng David McKiernan, chỉ huy lực lượng bộ binh Mỹ tại Iraq nói: ''Tôi biết Tuwaitha lưu giữ một tài sản lớn hơn so với những gì quốc gia chúng tôi có hiện nay''. 

Trong vòng hơn một thập niên gần đây, IAEA có trách nhiệm giám sát hơn 2 tấn uranium và nhiều vật liệu phóng xạ khác tại cơ sở này. Tuy nhiên, các nhân viên IAEA đã rút khỏi Iraq khi Mỹ phát động cuộc tấn công quân sự vào quốc gia vùng Vịnh này mà không cần LHQ phê chuẩn. 

(Hoài Linh - Theo AP)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
''Sẽ không có căn cứ quân sự của Mỹ tại Philippines'' (06/06/2003)
Pakistan yêu cầu Ấn Độ thoả hiệp về Kashmir (06/06/2003)
Pháp bắt giữ hai nghi phạm liên quan tới al-Qaeda (06/06/2003)
Lính Mỹ bị tấn công tại Trung Iraq (06/06/2003)
Anh không nhận đơn xin tị nạn của thân nhân Saddam Hussein (06/06/2003)
Nổ ở Chechnya, ít nhất 9 người thiệt mạng (06/06/2003)
6 quan sát viên LHQ bị bắt cóc tại Grudia (06/06/2003)
LHQ thúc Mỹ để UNMOVIC trở lại Iraq (06/06/2003)
Mỹ rút quân khỏi tiền tuyến Hàn Quốc (06/06/2003)
Giao tranh bùng phát tại Afghanistan, 47 người chết (06/06/2003)
Mỹ phủ nhận bóp méo tin tức tình báo (06/06/2003)
Tổng thống Arafat chỉ trích Hội nghị thượng đỉnh Trung Đông (06/06/2003)
Mỹ bắt thêm một lãnh đạo Iraq (05/06/2003)
UNMOVIC đã sẵn sàng trở lại Iraq (05/06/2003)
Đánh bom tự sát tại Nga, 13 người chết (05/06/2003)
Tro ve dau trang