CHDCND Triều Tiên doạ ''không giới hạn'' hành động trả đũa
14:17' 18/06/2003 (GMT+7)

Lời cảnh báo trên đã được phát đi cùng với tuyên bố Nhật Bản có thể là mục tiêu tấn công của CHDCND Triều Tiên nếu chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên bùng nổ xuất phát từ những hành động bao vây và phong toả kinh tế của Mỹ. Lời đe doạ được coi là phản hồi của quốc gia phía bắc Bán đảo Triều Tiên này trước những hành động cản trở hoạt động giao thương của Mỹ, Nhật và nhiều quốc gia khác. 

''Bình Nhưỡng sẽ trả đũa bằng hành động ngay lập tức đối với Washington một khi cảm thấy chủ quyền của mình bị xâm phạm do sự phong toả của Mỹ. Trong trường hợp chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên, nó sẽ nhanh chóng lan sang Nhật Bản vì lãnh thổ nước này sẽ được sử dụng làm căn cứ cho Mỹ đánh chiếm CHDCND Triều Tiên. Thêm vào đó, Nhật Bản luôn có phần trong chính sách cô lập và đàn áp Bình Nhưỡng của Mỹ'', tờ báo của cơ quan cầm quyền CHDCND Triều Tiên số ra hôm 17/6 nêu rõ. 

Tuần trước, 11 quốc gia đã nhóm họp tại Madrid và phê chuẩn kế hoạch của Australia-Mỹ về việc chặn các hoạt động thương mại của CHDCND Triều Tiên mà họ cho rằng bất hợp pháp như dùng tiền giả, vận chuyển thuốc và các vật liệu hạt nhân. Với cái gọi là ''Sáng kiến Madrid'', các quốc gia trên đã đề xuất thay đổi luật pháp quốc tế cho phép chặn các tàu thuyền và máy bay nghi ngờ dính líu tới hoạt động không hợp pháp và thực hiện việc khám xét trên biển. Các nước ủng hộ sáng kiến này gồm Canada, Pháp, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Italia, Đức, Tây Ban Nha, Nhật, Hà Lan, Australia và Mỹ.

Các quan chức Mỹ cho rằng những quyết định ngăn cản của họ là hành động vì luật pháp hiện hành chứ không phải là cấm vận. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích nhận định rằng, các động thái của Mỹ đều nhằm một mục đích là ép buộc CHDCND Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và làm quốc gia cạn kiệt về tiền mặt. 

Tính tới nay, đã có ít nhất 11 quốc gia trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc đồng ý ủng hộ Mỹ giải quyết một số vấn đề của CHDCND Triều Tiên như vận chuyển hàng lậu, chương trình vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Nhật hiện đã tăng cường giám sát hoạt động của một số tàu của CHDCND Triều Tiên khi tới cảng của họ. 

Trong thời gian qua, dù các phía thường có những tuyên bố cứng rắn song các nỗ lực ngoại giao vẫn được xúc tiến nhằm đi tới cuộc hội đàm đa phương lần 2 bàn về các hoạt động hạt nhân của Bình Nhưỡng.

(Hoài Linh - Theo Financial Times)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Mỹ, Afghanistan và Pakistan thảo luận an ninh (18/06/2003)
Indonesia dùng ''liệu pháp sốc'' với quân nổi dậy Aceh (18/06/2003)
Canada sẽ hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới (18/06/2003)
Iran không chấp nhận yêu cầu thanh sát hạt nhân của LHQ (18/06/2003)
Vòng xoáy bạo lực Trung Đông ngày càng mãnh liệt (18/06/2003)
Mỹ bắt giữ hơn 400 người Iraq (18/06/2003)
Bush chỉ định tướng về hưu chỉ huy quân đội Mỹ (18/06/2003)
Mỹ tìm cách tăng ngân sách cho IAEA (18/06/2003)
Iran, Afghanistan, UNHCR ký thoả thuận về người hồi hương (18/06/2003)
Chính phủ và phiến quân ký thoả thuận ngừng bắn (18/06/2003)
Bush mỉa mai giới chỉ trích (17/06/2003)
Seoul, Tokyo và Bắc Kinh họp bàn về CHDCND Triều Tiên (17/06/2003)
Iran: Người biểu tình đòi quyền chỉ trích giới cầm quyền (17/06/2003)
Chính phủ Iran đối mặt với nội công, ngoại kích (17/06/2003)
Lính Mỹ liên tiếp bị mai phục tấn công ở Iraq (17/06/2003)
Tro ve dau trang