Mỹ đe dọa áp dụng lệnh cấm vận mới đối với Myanma
15:17' 19/06/2003 (GMT+7)

Mỹ đang xem xét áp dụng một lệnh cấm vận đối với Myanma để gây sức ép nước này thả tự do nhà hoạt động dân chủ Aung San Suu Kyi, một quan chức cấp cao Mỹ cho hay.

Ông Lorne Craner, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ

Các biện pháp cấm vận có thể bao gồm việc phong toả tài sản của giới lãnh đạo quân sự của nước này, cấm các nước khác nhập khẩu hàng hoá của Myanma và hạn chế du lịch tới nước này, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Lorne Craner cho hay.

Lệnh cấm vận được đề xuất sẽ phản ánh quan điểm của chính phủ Mỹ cho rằng, giới cầm quyền Myanma đã không giữ lời về việc khôi phục nền dân chủ ở nước này, ông Craner phát biểu trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ.

Ông Craner cho biết ông cảm thấy "bị xúc phạm và phẫn nộ" trước việc vào thứ năm tới đây, bà Suu Kyi sẽ đón sinh nhật lần thứ 58 trong cảnh giam cầm. "Mối lo ngại lớn nhất của chúng tôi đối với nền dân chủ tại Myanma đã trở thành hiện thực" - Ông này nói - "Chúng tôi luôn luôn nghi ngờ tính chân thật trong lời tuyên bố của chính phủ Myanma rằng, họ mong muốn có một sự chuyển giao trong hoà bình tiến tới dân chủ. Giờ đây thì chúng tôi biết chắc, sự nghi ngờ của mình là công bằng".

Hồi tuần trước, với 97 phiếu thuận, 1 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật cấm các nước khác nhập khẩu hàng hoá từ Myanma và phong toả tài sản của các thành viên chính phủ nước này. Dự kiến, Hạ viện Mỹ cũng sẽ sớm tiến hành bỏ phiếu một dự luật cấm vận tương tự.

"Chế độ của những kẻ hạ đẳng"

AUNG SAN SUU KYI

1990: Bị quản thúc tại gia lần thứ nhất; Liên minh dân chủ quốc gia (NLD) giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử song chính phủ quân đội không thừa nhận kết quả.
1991: Đoạt giải Nobel hoà bình.
1995: Được phóng thích, song phong trào dân chủ vẫn bị cấm đoán.

2000-02: Bị quản thúc lần thứ hai.

5/2003: Bị giam giữ sau khi nổ ra đụng độ giữa NLD và quân chính phủ.

Hai thượng nghị sĩ cao cấp đã kêu gọi Washington trục xuất đại sứ Myanma tại Mỹ để phản đối việc bắt giữ Suu Kyi. "Đó là một cách khác để chuyển tới họ thông điệp: Chúng tôi tin rằng đây là một chế độ của những kẻ hạ đẳng" - Nghị sĩ Mitch McConnell, một trong những người bảo trợ cho Đạo luật tự do dân chủ tại Myanma.

Hôm thứ ba, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) vừa đi tới nhất trí thảo luận và sau đó ban hành một lời kêu gọi chưa từng có, yêu cầu chính phủ Myanma thả tự do bà Suu Kyi - một động thái phá vỡ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nước thành viên mà khối này theo đuổi. Tuy nhiên, ARF không đưa ra đề xuất nào về việc cấm vận Myanma.

Bà Suu Kyi đang bị quản thúc tại gia

Liên minh dân chủ quốc gia của bà Suu Kyi từng đắc cử trong cuộc bầu cử năm 1990 với số phiếu chênh lệch áp đảo song chính phủ quân sự đã từ chối chuyển giao quyền lực. Lãnh đạo phong trào dân chủ Suu Kyi đã phải chịu cảnh giam lỏng trong hơn 13 năm qua. Tháng năm năm ngoái bà được thả sau gần 20 tháng bị quản thúc tại gia ở Rangoon. Trong thời gian chờ được thả tự do, bà Suu Kyi đã tham gia vào các cuộc đàn phán do LHQ bí mật hậu thuẫn với các nhà cầm quyền quân sự, làm sống dậy hy vọng tạo ra một bước ngoặt lớn. Song quá trình này kể từ đó đã bị trì hoãn. Bà Suu Kyi, người chủ trương đường lối đấu tranh bất bạo động, đã thu hút được đông đảo người ủng hộ trong những chuyến đi xuyên Myanma hồi năm ngoái. Bà Suu Kyi đã bị quản thúc tại gia kể từ ngày 30/5, sau khi nổ ra các cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ bà với lực lượng mà Washington gọi là "những kẻ tội phạm được chính phủ thừa nhận".

(Lam Sơn - Theo BBC, AP)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Thủ tướng Italia được miễn truy tố (19/06/2003)
''Pakistan không muốn chiến tranh'' (19/06/2003)
Lính Mỹ xả súng vào đoàn người biểu tình tại Iraq (19/06/2003)
Lũ lớn ở Tây bắc Trung Quốc, 51 người chết (19/06/2003)
Phụ tá thân cận nhất của Saddam Hussein bị bắt (19/06/2003)
Peru: 60.000 người biến mất trong cuộc nội chiến (19/06/2003)
Nga, Mỹ sắp diễn tập phòng thủ tên lửa chung (18/06/2003)
Thủ tướng Palestine thuyết phục các nhóm vũ trang ngừng đánh bom (18/06/2003)
CHDCND Triều Tiên doạ ''không giới hạn'' hành động trả đũa (18/06/2003)
Mỹ, Afghanistan và Pakistan thảo luận an ninh (18/06/2003)
Indonesia dùng ''liệu pháp sốc'' với quân nổi dậy Aceh (18/06/2003)
Canada sẽ hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới (18/06/2003)
Iran không chấp nhận yêu cầu thanh sát hạt nhân của LHQ (18/06/2003)
Vòng xoáy bạo lực Trung Đông ngày càng mãnh liệt (18/06/2003)
Mỹ bắt giữ hơn 400 người Iraq (18/06/2003)
Tro ve dau trang