Châu Âu nghi ngại về tư cách tân Chủ tịch EU
14:18' 02/07/2003 (GMT+7)
Chủ tịch Nghị viện châu Âu Pat Cox và tân Chủ tịch EU Berlusconi.

Italia đã tiếp nhận chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu trong bối cảnh dư luận lo ngại liệu Thủ tướng Silvio Berlusconi có phù hợp để giữ chức vụ này hay không. Nhiệm kỳ Chủ tịch EU của Italia sẽ chính thức bắt đầu vào đêm 1/7, vài ngày sau khi toà án tại Milan hoãn xét xử Thủ tướng Berlusconi về tội danh hối lộ. Phiên toà được dừng lại sau khi Quốc hội Italia phê chuẩn luật miễn truy tố đối với Thủ tướng. 

Một nhà lãnh đạo cánh tả của Đức trong một tuyên bố mới đây nói rõ, việc ông Berlusconi lãnh đạo EU đã ''tạo ra một đám mây bao phủ châu Âu''. Trong khi đó, tờ Corriere della Sera-Milan đăng tải hàng loạt thông tin về việc châu Âu nghi ngại liệu ông Berlusconi có đủ ''phẩm chất đạo đức'' để đảm nhận vị trí lãnh đạo châu Âu hay không. 

Hôm qua (30/6), nhà tỷ phú Italia đã vạch ra kế hoạch công tác trong nhiệm kỳ Chủ tịch mới khi trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh châu Âu 1 của Pháp. Trong đó, ông Berlusconi nhấn mạnh về quan hệ giữa EU với Mỹ sẽ là trọng điểm. Một số ưu tiên của Italia trong nhiệm kỳ chủ tịch kéo dài 6 tháng gồm: 

  • Mở hội nghị liên chính phủ bàn về Hiến pháp mới của châu Âu vào tháng 10 tới.
  • Thúc đẩy hoà bình Trung Đông, có khả năng mở một hội nghị hoà bình tại Sicily. 
  • Lập ''Thoả thuận mới'' nhằm thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng tại châu Âu với nguồn tài chính từ trái phiếu của Ngân hàng đầu tư châu Âu. 
  • Vấn đề nhập cư - Italia ủng hộ sáng kiến thành lập trung tâm giải quyết các vấn đề nhập cư ở ngoài EU.
  • Lương hưu - ông Berlusconi đề xuất EU sẽ ký một hiệp ước chung. 

Đối mặt với chất vấn

Theo một số nguồn tin, ông Berlusconi sẽ phải đương đầu với những câu hỏi mang tính thù địch khi tiếp nhận chức vụ vào thứ tư (2/7). Một số thành viên EU cho biết rất quan tâm về lập trường ủng hộ Mỹ của nhà lãnh đạo này cũng như lời kêu gọi mở rộng EU tới Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Israel. 

Nhiều thành viên Nghị viện châu Âu có thể chỉ trích gay gắt luật miễn tố mà Quốc hội Italia vừa thông qua để tránh rắc rối cho Thủ tướng Berlusconi. 

Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội tại Quốc hội Đức Michael Mueller trong một tuyên bố mới đây đã nói, ông Berlusconi đã ''phá huỷ tính độc lập của hệ thống pháp luật, thông qua một đạo luật cho riêng mình, đặt lợi ích cá nhân ngang với lợi ích quốc gia và kiểm soát truyền thông''. 

(Hoài Linh - Theo BBC)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Châu Âu nghi ngại về tư cách tân Chủ tịch EU (02/07/2003)
Nhật Bản, Pakistan sẵn sàng điều quân tới Iraq (02/07/2003)
''Arafat có thể rời khỏi Ramallah'' (02/07/2003)
Mỹ kêu gọi các nước gửi quân tới Iraq (02/07/2003)
Tổng thống Venezuela cảnh báo về đảo chính mới (02/07/2003)
Malaysia thành lập trung tâm chống khủng bố (02/07/2003)
Israel đồng ý phóng thích một số tù nhân Palestine (02/07/2003)
Mỹ cắt viện trợ quân sự 35 nước (02/07/2003)
Quân Mỹ bắt giữ 180 người Iraq (02/07/2003)
Bom nổ tại miền Nam Afghanistan, ít nhất 5 người chết (02/07/2003)
Quân Mỹ lại bị tấn công tại Iraq (01/07/2003)
Trung Quốc muốn một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân (01/07/2003)
Mỹ chế tạo vũ khí tấn công từ không gian (01/07/2003)
Anh ấn định lịch trình hạt nhân cho Iran? (01/07/2003)
Trưởng IAEA thăm Iran (01/07/2003)
Tro ve dau trang