Một lệnh ngừng bắn giả hiệu?
07:47' 03/07/2003 (GMT+7)

Phần lớn các nhóm vũ trang Hồi giáo Palestine đã ''gật đầu'' với thoả thuận ngừng bắn tạm thời và quân đội nhà nước Do Thái cũng đã bắt đầu ''rục rịch'' rút khỏi phần lớn Dải Gaza. Nhờ đó, Lộ trình hoà bình Trung Đông được Mỹ nâng đỡ lại có cơ hội sống sót cho dù lệnh ngừng bắn kể trên có vẻ rất mong manh và bấp bênh.

Thế là cuối cùng các cuộc thương lượng căng óc của các nhà trung gian hoà giải quốc tế cũng đã ''nở hoa kết trái'' vào hồi cuối tuần trước mà tâm điểm của nó là các nhóm vũ trang Hồi giáo Palestine tuyên bố cái gọi là hudna - ngừng bắn tạm thời - và Israel cũng đã bắt đầu rút dần quân khỏi một số khu vực lãnh thổ chiếm đóng. Ngày 30/6, lực lượng cảnh sát Palestine đã điều quân vào tiếp quản Bắc Dải Gaza, kiểm soát thị trấn Beit Hanoun và tuyến đường huyết mạch bắc - nam Gaza. Mặc dù, một vài đơn vị Lữ đoàn al-Aqsa vẫn tiến hành các cuộc tấn công lẻ tẻ nhằm phá vỡ lệnh ngừng bắn trong những ngày đầu, Thủ tướng Israel Ariel Sharon và người đồng nhiệm Palestine Mahmoud Abbas vẫn tỏ ra hết sức lạc quan trong cuộc hội đàm đêm qua tại Jerusalem. Phát biểu trong một cuộc họp báo chung, cả hai vị đều hào hứng tuyên bố, người Israel và Palestine đang đứng trước một cơ hội hoà bình mới, đồng thời khẳng định những cam kết chắc chắn của mình đối với quá trình hoà bình. 

Hôm 2/7, quân đội Israel dự kiến sẽ chuyển giao quyền kiểm soát an ninh thành phố Bờ Tây Bethlehem cho người Palestine. Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, phía Israel ám hiệu sẽ trao trả nốt Hebron, cho dù thành phố này kề cận với khu định cư Do Thái. Trước đó, phát biểu trước các thành viên đảng Likud của mình rằng, một số tù nhân Palestine sẽ được phóng thích - một trong những yêu cầu của ông Abbas - với mục đích xây dựng sự ủng hộ của quần chúng trong quá trình hoà bình.

Nụ cười lạc quan của 2 nhà lãnh đạo Palestine và Israel

Ít nhất vào thời điểm này, dường như ''Lộ trình hoà bình'' do bộ tứ LHQ, EU, Mỹ, Nga đưa ra và được cộng đồng quốc tế ủng hộ đã có vẻ đi đúng con đường mà người ta vạch ra cho nó sau hàng loạt các cuộc tấn công ''ăn miếng trả miếng'' giữa Palestine và Israel khiến hàng chục người thiệt mạng. Tổng thống Mỹ Bush đã đứng làm mối cho cuộc bắt tay ''hiếm hoi'' giữa ông Sharon và Abbas về kế hoạch hoà bình vào ngày 4/6. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau cái bắt tay được cho là ''thiện chí'' đó, các tay súng vũ trang Hồi giáo Palestine, chủ yếu các nhóm chính Hamas, Jihad và al-Aqsa đã hợp lực thể hiện sự phản đối bản lộ trình bằng cách tấn công ồ ạt vào các mục tiêu quân sự của Israel, khuấy lên bầu không khí bạo lực trả đũa liên tiếp tại chảo lửa Trung Đông. Vận mệnh của bản lộ trình dường như chấm hết bởi ''đánh bom tự sát'' của người Palestine, bởi ''hành động trả đũa'' và bởi ''hành động ám sát các nhà lãnh đạo chính trị Palestine'' của quân đội nhà nước Do Thái.

Giờ đây, cho dù Hamas và Jihad đã tuyên bố ngừng các chiến dịch quân sự chống lại ''kẻ thù Do Thái'' trong vòng 3 tháng, cả ở vùng lãnh thổ bị chiếm đóng và Israel, nhiều thế lực vẫn khăng khăng cho rằng, lệnh ngừng bắn trên chẳng mảy may liên quan đến ''Lộ trình hoà bình'' - cái mà họ vẫn giữ nguyên thái độ bác bỏ. Họ cho rằng, ông Abbas đã thất bại trong việc yêu cầu Israel rút quân hoàn toàn khỏi các khu vực bị chiếm đóng và không cương quyết đòi quyền được hồi hương của những người Palestine từng phải đi lánh nạn khỏi khu vực kể từ khi nhà nước Do Thái được thành lập năm 1948.

Chính đảng lớn nhất của Palestine, Phong trào Fatah của Tổng thống Arafat và Thủ tướng Abbas, tuyên bố ủng hộ lệnh ngừng bắn và đề nghị cánh quân sự al-Aqsa chấp nhận. Tuy nhiên, al-Aqsa tỏ ra vô tổ chức hơn bất kỳ các nhóm vũ trang nào khác. Nhiều đơn vị của al-Aqsa tại Bờ Tây đã phớt lờ lệnh ngừng bắn: hôm 30/6, một tiểu nhóm al-Aqsa cell thừa nhận đã bắn chết một công nhân người nước ngoài tại Jenin; ngày 1/7, một tay súng lạ mặt đã bị quân đội Israel hạ gục sau khi tên này bắn vào họ tại khu vực gần Tulkarm, căn cứ của al-Aqsa. 

Để đạt được lệnh ngừng bắn quý giá trên, rõ ràng đã có 2 luồng ngoại giao diễn ra sôi động cùng lúc. Trong khi các nhà trung gian hoà giải Ai Cập và ông Mr Abbas căng thẳng thương lượng với các nhóm vũ trang Palestine thì các quan chức Mỹ liên tiếp có các chuyến ngoại giao con thoi tới Israel để thảo luận với các nhà lãnh đạo Israel và Palestine để quyết đưa lộ trình hoà bình vào đúng quỹ đạo của nó. 

Đối với người Palestine tại Gaza, thử thách chính của thoả thuận ngừng bắn chính là ở chỗ họ có được đi lai tự do thoải mái, đặc biệt trên tuyến đường trọng yếu bắc nam. Cho dù quân đội Israel đã dỡ bỏ phần lớn các trạm kiểm soát dọc đường, tại các giao lộ gần khu định cư Do Thái, quân đội Isarel và Palestine sẽ hợp tác canh giữa nhằm ngăn chặn xe cộ của người Palestine mỗi khi có xe quân sưu hoặc dân sự của Israel đi qua. Quân đội Israel vẫn được bố phòng xung quanh khu định cư Do Thái. 

Cho dù đã có nhiều dấu hiệu đầy hứa hẹn, nhiều người Israel vẫn tỏ ra nghi ngờ về tình bền vừng của thoả thuận ngừng bắn hiện nay. Theo lập luận của họ, kể từ khi bùng phát phong trào intifada của người Palestine năm 2000, vô số thoả thuận ngừng bắn được đưa ra rồi lại biến mất.

(Trần Kiên - Theo Economist)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Ảrập Xêút bắt giữ 124 nghi phạm Al-Qaeda (03/07/2003)
Tộc trưởng bộ tộc của Saddam bị sát hại (02/07/2003)
Mỹ phát hiện bãi thử hạt nhân của CHDCND Triều Tiên? (02/07/2003)
Saddam Hussein và nỗi ám ảnh của thành Baghdad (02/07/2003)
Châu Âu nghi ngại về tư cách tân Chủ tịch EU (02/07/2003)
Châu Âu nghi ngại về tư cách tân Chủ tịch EU (02/07/2003)
Nhật Bản, Pakistan sẵn sàng điều quân tới Iraq (02/07/2003)
''Arafat có thể rời khỏi Ramallah'' (02/07/2003)
Mỹ kêu gọi các nước gửi quân tới Iraq (02/07/2003)
Tổng thống Venezuela cảnh báo về đảo chính mới (02/07/2003)
Malaysia thành lập trung tâm chống khủng bố (02/07/2003)
Israel đồng ý phóng thích một số tù nhân Palestine (02/07/2003)
Mỹ cắt viện trợ quân sự 35 nước (02/07/2003)
Quân Mỹ bắt giữ 180 người Iraq (02/07/2003)
Bom nổ tại miền Nam Afghanistan, ít nhất 5 người chết (02/07/2003)
Tro ve dau trang