Hòa giải ở Châu Âu
08:39' 03/07/2003 (GMT+7)
 

(VietNamNet) - Một làn sóng hòa giải theo kiểu "bỏ qua quá khứ, cùng hướng về tương lai" đang lan tràn ở Châu Âu: EU đang tìm cách hàn gắn lại sự rạn nứt nội bộ do cuộc chiến tranh Iraq gây ra; Nga và Anh cũng vươn tới sự hài hoà mới; Pháp đã xuống thang để EU có được thoả thuận cải tổ chính sách nông nghiệp chung. Và mới đây nhất là những cố gắng hoà giải giữa Áo và Séc, giữa Nga và Ba Lan.

Tuyên bố của Thủ tướng Séc Spidla mở rộng Tuyên bố Séc - Đức coi việc "xua đuổi người Đức ra khỏi Séc sau chiến tranh thế giới thứ II là không thể chấp nhận được" sang cho cả người Áo liên quan đã được thủ tướng Áo Schuessel phản ứng tích cực bằng việc nhắc lại tuyên bố của một người tiền nhiệm của ông - cựu thủ tướng Franz Vranitzki - rằng "người Áo cũng phải nhìn nhận trách nhiệm của mình trong thế chiến thứ hai", hàm ý về sự hợp tác của người Áo với phát xít Đức. Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin đã có cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Ba Lan Kwasnievski tại không phải đâu khác mà là Kaliningrad – nơi mà sau khi Ba Lan và các nước Baltic gia nhập EU sẽ bị tách rời hoàn toàn ra khỏi nước Nga. Hai vị nguyên thủ quốc gia này lại còn cùng nhau quan sát một cuộc tập trận của hải quân Nga. 

Người ta thấy qua đó không chỉ thiện chí hòa giải được thể hiện, mà còn cả bằng chứng về mức độ hiểu biết và tin cậy lẫn nhau cao hơn trước. Nguyên nhân và động lực chủ yếu cho sự chuyển biến thái độ này là nhận thức những chuyển biến mới trên châu lục làm cho họ càng cần đến nhau hơn là tiếp tục xung khắc với nhau. Chẳng hạn như Thủ tướng Séc Spidla và Thủ tướng Áo Schuessel cần dùng sự xích lại gần nhau đó để đối phó với những thế lực hữu và cực hữu cực đoan ở cả hai nước vì một nước cờ như vậy được dư luận Châu Âu ủng họ và sẽ cô lập các lực lượng kia. Hay như ông Putin và ông Kwasnieski đều có lợi ích riêng trong việc khắc phục sự ngăn cách giữa hai nước sau khi Ba Lan gia nhập NATO và EU: dù gì đi chăng nữa thì Nga và Ba Lan vẫn là hai nước láng giềng và vẫn phi chung sống với nhau. Nếu không cùng nhau khắc phục quá khứ thì mối bất hòa do quá khứ để lại chỉ có lợi cho những thế lực bên ngoài muốn đục nước béo cò và do vậy chỉ quan tâm tới duy trì và khoét sâu mâu thuẫn giữa họ với nhau.

Tuy nhiên, hoà giải là vấn đề lớn và chỉ có tác dụng thật sự khi các bên có ý định và thiện chí thực sự, giải pháp hoà giải cơ bản và lâu bền. Nếu chỉ vì những tính toán lợi ích nhất thời mà hòa giải trên danh nghĩa sự phản tác dụng sẽ đến mà chẳng cần phải đợi chờ lâu.

  • Lục Quán Anh
Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Một lệnh ngừng bắn giả hiệu? (03/07/2003)
Ảrập Xêút bắt giữ 124 nghi phạm Al-Qaeda (03/07/2003)
Tộc trưởng bộ tộc của Saddam bị sát hại (02/07/2003)
Mỹ phát hiện bãi thử hạt nhân của CHDCND Triều Tiên? (02/07/2003)
Saddam Hussein và nỗi ám ảnh của thành Baghdad (02/07/2003)
Châu Âu nghi ngại về tư cách tân Chủ tịch EU (02/07/2003)
Châu Âu nghi ngại về tư cách tân Chủ tịch EU (02/07/2003)
Nhật Bản, Pakistan sẵn sàng điều quân tới Iraq (02/07/2003)
''Arafat có thể rời khỏi Ramallah'' (02/07/2003)
Mỹ kêu gọi các nước gửi quân tới Iraq (02/07/2003)
Tổng thống Venezuela cảnh báo về đảo chính mới (02/07/2003)
Malaysia thành lập trung tâm chống khủng bố (02/07/2003)
Israel đồng ý phóng thích một số tù nhân Palestine (02/07/2003)
Mỹ cắt viện trợ quân sự 35 nước (02/07/2003)
Quân Mỹ bắt giữ 180 người Iraq (02/07/2003)
Tro ve dau trang