Ấn Độ không đưa quân tới Iraq
10:17' 15/07/2003 (GMT+7)
Ngoại trưởng Ấn Độ Yashwant Sinha.

Chính phủ Ấn Độ đã lên tiếng từ chối đề nghị của Mỹ về việc triển khai lượng gìn giữ hoà bình đến Iraq. Ngoại trưởng Yashwant Sinha cho biết, New Delhi chỉ xem xét kế hoạch gửi quân khi có sự uỷ thác của Liên Hợp Quốc.

Quyết định này được đưa ra sau cuộc họp của hội đồng nội các phụ trách an ninh do Thủ tướng Atal Behari Vajpayee chủ trì. Các đảng phái chính trị và dư luận phản đối mạnh mẽ việc triển khai lực lượng gìn giữ hoà bình mà không theo sự uỷ thác của LHQ.

Hãng thông tấn BBC đưa tin, Quốc hội Ấn Độ trước đó đã thông qua một nghị quyết chỉ trích cuộc chiến tranh Iraq, do đó, bất kỳ hành động ủng hộ nào cũng rất khó giải thích.

Theo ông Sinha, việc thắt chặt quan hệ giữa Dehli và Washington đã được thảo luận tại cuộc họp vào hôm qua (14/7). Ông  Sinha nhấn mạnh: "Lợi ích quốc gia lâu dài của chúng tôi, sự quan tâm của chúng tôi đối với nhân dân Iraq, quan hệ lâu đời của chúng tôi với vùng Vịnh nói chung, cũng như việc mở rộng đối thoại và quan hệ bền chặt của chúng tôi với nước Mỹ là những yếu tố chủ chốt được cân nhắc kỹ''.

Ông Sinha cho biết thêm: "Ấn Độ vẫn sẵn sàng  đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của nhân dân Iraq... Nếu như có sự uỷ nhiệm rõ ràng của LHQ đối với mục đích này, Chính phủ Ấn Độ sẽ cân nhắc việc triển khai quân tại Iraq". Ông Sinha nói rằng, Ấn Độ sẽ xem xét "Việc đóng góp vào quá trình tái xây dựng cơ sở hạ tầng ở Iraq... và các nhu cầu khác của người dân Iraq". Trái với những e ngại rằng lời từ chối đưa quân có thể làm Washington phật ý, phản ứng tức thì của Đại sứ quán Mỹ tại Dehli là điều này không gây tổn hại gì đối với quan hệ Mỹ - Ấn.

Phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ tại Ấn Độ, David  Kennedy khẳng định: ''Như chúng tôi đã từng nói, đây hoàn toàn là quyền quyết định của Chính phủ Ấn Độ''.

Trước đó, Mỹ đã đề nghị Ấn Độ đưa 17.000 quân tham gia vào lực lượng bảo vệ Iraq sau sự sụp đổ của Tổng thống Saddam Hussein. Lời đề nghị này được nêu lên lần đầu trong chuyến thăm Washington của Phó thủ tướng Ấn Độ LK Advani cuối tháng trước và được nhắc lại một lần nữa khi một phái đoàn quan chức quốc phòng Mỹ sang thăm Dehli. Tuy nhiên, nó đã vấp phải sự phản đối dữ dội của các thành viên trong liên minh cầm quyền của ông Vajpayee và các đảng phái đối lập.

Vấn đề càng trở nên nhạy cảm khi Ấn Độ đang chuẩn bị tiến hành bầu cử tại một số bang quan trọng. Những người phản đối chỉ ra rằng Ấn Độ sẽ phải chi trả để gửi quân của mình đến một nước mà Mỹ chưa tìm ra cách thiết lập ổn định. Một bài viết  trên tờ Hindu ra hôm thứ bảy dự tính Ấn Độ phải chi 130 triệu rupi một năm. Các nhà phân tích quân sự cho rằng quân đội Ấn Độ cũng lo ngại bị sa lầy vào các hoạt động chiến đấu như đã từng xảy ra trong hoạt động không do Liên Hợp Quốc ủy nhiệm tại Srilanka những năm 1980.

(Phương Thuý - Theo BBC)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Iraq trên con đường tiến tới nền tự trị (15/07/2003)
Ứng viên Tổng thống Chechnya lộ diện (15/07/2003)
Trung Quốc chống chọi với cơn lũ dữ nhất trong năm (15/07/2003)
Anh từ chối cắt đứt quan hệ với Yasser Arafat (15/07/2003)
Mỹ muốn ''gài quân'' khắp thế giới (14/07/2003)
Nghi phạm khủng bố Manila đã vượt ngục (14/07/2003)
Đã tìm thấy xác các nạn nhân của vụ chìm phà tại Bangladesh (14/07/2003)
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ biện hộ cho Bush (14/07/2003)
Quân đội Nga bị mai phục tại Chechnya, 9 người chết (14/07/2003)
''Vua Phong lan'' Trung Quốc lĩnh án 18 năm tù (14/07/2003)
Kuwait bổ nhiệm Thủ tướng mới (14/07/2003)
Lãnh đạo thế giới tìm kiếm sự đổi mới cho "Giải pháp thứ ba" (14/07/2003)
Mỹ rút nhân viên ngoại giao khỏi Burundi (14/07/2003)
Giá dầu tăng vọt trước mùa bão (14/07/2003)
Toà nhà Quốc hội Indonesia bị đánh bom (14/07/2003)
Tro ve dau trang