Thoả thuận ngầm dọn đường cho sự thoái vị của Mugabe
07:45' 16/07/2003 (GMT+7)
Robert Mugabe sẽ từ chức lãnh đạo đảng cầm quyền Zimbabwe vào tháng 12 tới.

Robert Mugabe sẽ từ bỏ vai trò lãnh đạo trong đảng cầm quyền Zimbabwe tháng 12 này, mở đường cho việc ông rút lui khỏi chiếc ghế Tổng thống và những cuộc bầu cử mới vào tháng 6/2004.

Đó là lời Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki tiết lộ với Tổng thống Mỹ George W Bush trong cuộc gặp tại Pretoria, Nam Phi hồi tuần trước.

Tờ The Independent vừa xác nhận rằng ông Bush đã cam kết dành một khoản viện trợ tái thiết cho Zimbabwe trị giá tới 10 tỷ USD không hạn định về thời gian nếu nhà lãnh đạo mới lên cầm quyền.

Điểm khác biệt chính còn tồn tại là: Washington đang rất sốt sắng dùng tiền để đặt điều kiện về một vị lãnh đạo mới do người dân Zimbabwe chọn lựa qua bầu cử mà không phải là một người kế nhiệm được "sắc phong" từ trong hàng ngũ đảng cầm quyền. Ngược lại, ông Mbeki lại không ủng hộ Phong trào vì Cải cách Dân chủ (MDC) đối lập và sẵn sàng chấp nhận một người kế nhiệm từ trong đảng cầm quyền.

Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo đồng ý rằng việc ông Mugabe phải ra đi là một thành công không vẻ vang chút nào trong nỗ lực chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị Zimbabwe. Ông Mbeki từ lâu là một đồng minh thân cận của Tổng thống Zimbabwe mặc dù ông bị dư luận quốc tế chỉ trích mạnh mẽ về những "thành tích" nhân quyền và chính sách phân phối lại đất đai đã đẩy đất nước này tới bờ vực của nạn đói.

Ông Mbeki khẳng định với ông Bush rằng việc ông Mugabe nhượng bộ là do sự thoả thuận cá nhân mà ông đạt được từ nhà lãnh đạo Zimbabwe. Theo đó, ông Mugabe hứa sẽ từ chức lãnh đạo đảng cầm quyền Zanu PF tại hội nghị thường niên vào tháng 12 tới. Trên thực tế, việc từ chức lãnh đạo Bộ Chính trị đầy quyền lực Zanu có nghĩa ông Mugabe sẽ trở thành một người bù nhìn khi nội các Zimbabwe triển khai những chính sách được hoạch định bởi Bộ Chính trị.

Trong cuộc gặp với ông Bush, ông Mbeki đã yêu cầu Tổng thống Mỹ tránh đưa ra những lời tuyên bố công khai chỉ trích vị lãnh đạo 79 tuổi của Zimbabwe vì e ngại điều này sẽ phá hỏng kế hoạch. Ông Bush cho biết ông sẽ tiếp tục công khai nói về những vi phạm nhân quyền tại Zimbabwe.

Ông Bush cũng làm các nhân vật đối lập tại Zimbabwe phải ngạc nhiên khi tại một buổi họp báo sau cuộc gặp ở Pretoria, ông công khai nói về mặt trận thống nhất với ông Mbeki và tuyên bố rằng ông Mbeki là "người thẳng thắn".

Các nguồn tin riêng cho biết ông Bush đã gây áp lực đối với Tổng thống Nam Phi bằng cách chỉ rõ rằng các công ty Nam Phi sẽ thu được nhiều lợi nhuận từ các khoản viện trợ trọn gói dành cho Zimbabwe khi nhiều công ty sẽ rất thuận lợi trong việc giành được hợp đồng. Các công ty Nam Phi là chủ nhiều khoản nợ lớn của Zimbabwe, chủ yếu là về nguồn cung cấp nhiên liệu và điện.

Bằng chứng về việc ông Mugabe cam kế sẽ từ bỏ vị trí của mình vào tháng 12 xuất phát từ ngay trong đảng cầm quyền, nơi các phe phái đang đua nhau đánh bại ông.

Người kế nhiệm của ông, Phát ngôn viên của Nghị viện Emmerson Mnangagwa đã có buổi trình diện trước công chúng. Đây được coi là một nỗ lực thận trọng của ông này nhằm giành được chức tổng thống. Dumiso Dabengwa, một cựu Bộ trưởng Nội vụ và đã từng là đối thủ của ông Mugabe cũng xuất hiện trước công chúng hồi cuối tuần qua bày tỏ sự quan tâm của mình. Cựu Bộ trưởng Tài chính Simba Makoni và Bộ trưởng Các sự vụ đặc biệt John Nkôm cũng tham gia cuộc đua giành chiếc ghế tổng thống.

Các quan chức phe đối lập thuộc MDC cũng đã gặp gỡ với các quan chức hàng đầu trong Chính phủ Mỹ tại Pretoria hồi tuần trước nhân chuyến thăm của ông Bush tới Nam Phi.

(Huyền Trang - Theo The Independent)  

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Phần lớn người dân muốn Nữ hoàng trị vì đất nước (15/07/2003)
Israel muốn châu Âu ''ra tay'' trợ giúp xã hội đối với Palestine (15/07/2003)
Một bé gái mất tích sau khi gặp bạn chat (15/07/2003)
New York Times có Tổng biên tập mới (15/07/2003)
Số vụ tấn công nhằm vào lính Mỹ có thể sẽ gia tăng (15/07/2003)
Hội đồng điều hành Iraq: con rối trong tay Mỹ? (15/07/2003)
Quân nổi dậy lật đổ 4 đoàn tàu tại bắc Ấn Độ (15/07/2003)
Hơn 3000 người Uganda chạy loạn tới Nam Sudan (15/07/2003)
Bạo lực chính trị Israel-Palestine nổ ra ở Tel Aviv (15/07/2003)
Chủ tịch Kim Jong Il tiếp phái viên Trung Quốc (15/07/2003)
Bush bào chữa cho CIA về thông tin Iraq (15/07/2003)
Ngoại trưởng Nga công du Trung Đông (15/07/2003)
Các nhà lãnh đạo đưa ra lộ trình hoà bình Liberia (15/07/2003)
Ấn Độ không đưa quân tới Iraq (15/07/2003)
Iraq trên con đường tiến tới nền tự trị (15/07/2003)
Tro ve dau trang