EU kiện 11 chính phủ thành viên ra toà
13:56' 16/07/2003 (GMT+7)
 

Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định đâm đơn kiện tổng cộng 11 chính phủ thành viên vì đã trì hoãn quá trình phê chuẩn những quy định về thực phẩm biến đổi gene, vấn đề đã được Mỹ đưa lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Theo quy định của EU, các quốc gia thành viên cần thực hiện các quy định về thẩm định và cấp phép cho các loại thực phẩm biến đối gene GMOs. Tuy nhiên, 11 quốc gia thành viên đã từ chối thực hiện. Do đó, Uỷ ban châu Âu (EC) - Cơ quan hành pháp của EU - đã kiện số nước trên lên Toà án Tư pháp châu Âu tại Luxembourg.

Cao uỷ viên EU về Môi trường Margot Wallstroem cho biết: ''Tôi đã nhiều lần mời các nước thành viên tuân thủ các quy định và tôi hết sức thất vọng, kết quả chẳng được là bao''. Danh sách 11 quốc gia bị EU kiện gồm: Pháp, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan, Đức, Italia, Ireland, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Áo và Phần Lan.

Động thái trên của Cơ quan hành pháp EU được đưa ra nhằm chấm dứt tình trạng trì hoãn và tránh ''một cuộc cãi vã về thương mại'' với Washington. Các nghị sĩ EU đã thống nhất phê chuẩn các quy định nhãn mác mới đối với thực phẩm biến đổi gene nhằm tái khởi động quá trình phê chuẩn vốn đã bị đóng băng.

Ông Wallstroem cho biết: ''Luật này... đưa ra câu trả lời chắc chắn cho công chúng về những ảnh hưởng của GMOs đối với môi trường và sức khoẻ. Tuy nhiên, uy tín của chúng ta sẽ bị xem thường nếu chúng ta không thể tỏ rõ mình hoàn toàn thực hiện được nó''.

Khoảng 20 đơn xin phê chuẩn các sản phẩm ngô, vải và nhiều sản phẩm biến đối gene khác đang nằm chất đống từ hàng loạt các công ty như Monsanto Co. và Bayer CropScience, một chi nhánh của Tập đoàn dược phẩm và hoá chất Bayer AG của Đức. Các đơn đề nghị trên dự kiến sẽ được xem xét và quyết định vào mùa thu này.

Đại diện thương mại của Mỹ tại Brussels đã lên tiếng hoan nghênh hành động trên của EC. Trước đó, Washington đã gọi lệnh đình hoãn của châu Âu là hàng rào thương mại bất hợp pháp và cáo buộc EU phá vỡ các quy định thương mại toàn cầu, đồng thời đưa sự vụ này lên WTO. Nếu phán quyết của WTO chống lại EU, 15 quốc gia thành viên liên minh này sẽ phải dỡ bỏ lệnh đình hoãn hoặc phải đối mặt với lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ.

(Trần Kiên - Theo AP)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Marcos đã biển thủ 1 tỷ USD trong thời gian cầm quyền (16/07/2003)
''Chính phủ Italia phân biệt chủng tộc'' (16/07/2003)
Châu Âu đối mặt với đợt nóng chưa từng có (16/07/2003)
Palestine: Israel đã vi phạm ngừng bắn 28 lần (16/07/2003)
Taliban sát hại 5 cảnh sát Afghanistan (16/07/2003)
Hội đồng điều hành liên quân sẽ rút khỏi Iraq vào năm tới (16/07/2003)
Mỹ sẽ tiến đánh CHDCND Triều Tiên trong năm nay? (16/07/2003)
Bước đường cùng của SK Global (16/07/2003)
Lebanon tuyên bố bắt giữ 5 kẻ âm mưu khủng bố (16/07/2003)
Thủ tướng Australia đề cao sự ổn định trong khu vực (16/07/2003)
Thoả thuận ngầm dọn đường cho sự thoái vị của Mugabe (16/07/2003)
Phần lớn người dân muốn Nữ hoàng trị vì đất nước (15/07/2003)
Israel muốn châu Âu ''ra tay'' trợ giúp xã hội đối với Palestine (15/07/2003)
Một bé gái mất tích sau khi gặp bạn chat (15/07/2003)
New York Times có Tổng biên tập mới (15/07/2003)
Tro ve dau trang