EU gây áp lực buộc Nga phê chuẩn Nghị định thư Kyoto
15:54' 21/07/2003 (GMT+7)
Nghị định thư Kyoto vấp phải sự phản đối của Mỹ.

Liên minh châu Âu cuối tuần vừa qua đã gây áp lực buộc Nga phê chuẩn Nghị định thư Kyoto về giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính vì lo ngại cam kết của Moscow sẽ bị lung lay.

Nghị định thư Kyoto, vốn được Liên minh châu Âu ủng hộ nhưng lại vấp phải sự phản đối của Mỹ, cần sự ủng hộ của Nga để được chính thức triển khai. Mặc dù Nga đã tuyên bố vào tháng 9 năm ngoái sẽ phê chuẩn nghị định thư này, nhưng cho đến nay, nước này vẫn chưa thực hiện được cam kết. Điều này làm tăng nỗi lo ngại rằng nỗ lực quốc tế chống lại sự thay đổi khí hậu có thể bị cản trở.

Trong một cuộc gặp giữa các bộ trưởng Liên minh Châu Âu tại Italia hồi cuối tuần, Cao uỷ châu Âu về Môi trường Margot Wallström đã nhấn mạnh Nga sẽ thu được những lợi ích kinh tế từ việc phê chuẩn Nghị định thư này, giải thích rằng các nước phương Tây sẽ đầu tư vào công nghệ ngăn khí thải của Nga. Các nước EU có thể "chứng tỏ rằng chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho người Nga công nghệ sạch".

Thủ tướng Anh Tony Blair và người đồng nhiệm của ông là Thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi cũng lên tiếng yêu cầu Nga phê chuẩn nghị định thư này sau cuộc gặp giữa hai ông hồi cuối tuần tại Nhật Bản.

Nhiều chuyên gia cho rằng sự lưỡng lự của Nga xuất phát chính từ những khó khăn kinh tế mà nước này sẽ phải đối mặt với nếu hài hoà các mục tiêu để giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Để có hiệu lực, nghị định thư cần phải được ít nhất 55 nước phê chuẩn trong đó bao gồm những nước phải chịu trách nhiệm cho 55% lượng khí thải toàn cầu trong những năm  1990. Một khi Nga phê chuẩn, nghị định thư sẽ có hiệu lực. 

Theo nội dung đã được thoả thuận trong Nghị định thư Kyoto, các nước công nghiệp hoá sẽ phải giảm 8% lượng khí thải, xuống dưới mức năm 1990 để chống lại hiệu ứng nhà kính - tác nhân chính gây ra sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Mặc dù là nước thải ra 1/3 lượng khí gây hiệu ứng nhà kính, Mỹ đã bác bỏ nghị định thư này, cho rằng việc thực hiện sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế Mỹ và làm tăng nguy cơ thất nghiệp.

Sau ba ngày hội đàm tại khu nghỉ Tuscan thuộc Montecatini, bà Wallström lặp lại cam kết của bà đối với nghị định thư Kyoto, gạt sang một bên những gợi ý của Mỹ về việc đầu tư vào công nghệ tạo năng lượng mới để thay thế nghị định thư này. "Lúc đầu thì điều này nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng đây là một sự lựa chọn giả tạo. Chúng ta cần nghị định thư Kyoto và những công nghệ mới mang tính đột phá. Từ bỏ hay thờ ơ với nghị định thư này cũng có nghĩa cản trở những nỗ lực quốc tế trong cuộc chiến chống thay đổi khí hậu toàn cầu".

Bà cũng cảnh báo rằng "số liệu mới nhất của các nước EU cho thấy lượng khí thải của 10-15 quốc gia trong khối đã vượt quá mức thoả thuận theo mục tiêu chung của Liên minh".

Cũng tại cuộc họp, các quan chức EU đã đề cập tới việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh học tạo thành từ các loại hoa màu như ngô, hạt cải dầu, đậu nành, đồng thời mở rộng chương trình nghị sự Kyoto sang những ngành khác như hàng hải.

Bộ trưởng Môi trường Italia Altero Matteoli đã kêu gọi tăng cường hợp tác với Mỹ và Nga, cũng như với những nền kinh tế mớí nổi như Ấn Độ và Trung Quốc.

(Huyền Trang - Theo The Independent) 

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Chính phủ Pháp cấm sử dụng từ ''E-Mail'' (21/07/2003)
Lũ lớn tại Thủ đô Venezuela (21/07/2003)
Thủ tướng Anh sẽ không từ chức (21/07/2003)
Nội các Fiji bị coi là ''bất hợp pháp'' (21/07/2003)
Hàng nghìn người Shi'ite biểu tình chống Mỹ (21/07/2003)
Hệ thống tên lửa đạn đạo Iran vào vị trí (21/07/2003)
Máy bay du lịch rơi ở Kenya (21/07/2003)
Palestine loại khỏi vòng pháp luật hàng loạt nhóm vũ trang (21/07/2003)
Nghị sĩ Mỹ chỉ trích chính sách của Bush với CHDCND Triều Tiên (21/07/2003)
Hội đồng điều hành Iraq chưa chọn được chủ tịch (20/07/2003)
Syria đề nghị nối lại đàm phán hoà bình với Israel (20/07/2003)
Báo cáo tình báo Iraq của Mỹ ''đầy ắp mâu thuẫn'' (19/07/2003)
8 lính Afghanistan thiệt mạng trong một trận phục kích (19/07/2003)
Philippines chấp nhận thoả thuận ngừng bắn với MILF (19/07/2003)
Tìm thấy thi thể cựu thanh sát viên vũ khí Iraq? (19/07/2003)
Tro ve dau trang