Bà Suu Kyi không được tham dự lễ tưởng niệm cụ thân sinh
18:06' 21/07/2003 (GMT+7)

Bà Aung San Suu Ky vẫn đang bị giam giữ.

Lễ tưởng niệm hằng năm của Myanmar dành cho một trong những nhà sáng lập đất nước - Tướng Aung San - đã diễn ra mà không có sự tham gia của con gái Aung San Suu Ky bởi vì nhà lãnh đạo ủng hộ dân chủ này đang bị chính quyền giam giữ.

Hãng thông tấn BBC bình luận chính quyền Myanmar đang làm lu mờ dần hình ảnh quan trọng của ngày lễ này. Việc chính phủ quân sự Myanmar giam giữ bà Suu Kyi đã gây ra một làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng quốc tế.

Cuối tuần trước, lễ tưởng niệm những người hy sinh vì lý tưởng (Martyrs) đã diễn ra ở Rangoon. Đây là ngày lễ hàng năm của Myanmar, tưởng nhớ Tướng Aung San và những người đấu tranh vì độc lập của Myanmar.

Lễ tưởng niệm

Tướng Aung San là người được cả giới quân sự cầm quyền và phong trào ủng hộ dân chủ kính trọng. Ông bị ám sát năm 1947. Hàng năm, lễ kỷ niệm trên là sự kiện lớn trong đời sống chính trị Myanmar. Năm ngoái, bà Suu Kyi đã có mặt trong lễ tưởng niệm ngay sau khi được thả tự do.

Lễ kỷ niệm năm nay được tổ chức ở Bảo tàng Martyrs trong sự bảo vệ an ninh nghiêm ngặt. Các quan chức và người thân của 8 nhân vật bị giết trong vụ ám sát Tướng Aung San đã đến đặt vòng hoa, bảy tỏ lòng kính trọng đối với  nhân vật lịch sử đã giành độc lập cho Myanmar từ chế độ thuộc địa Anh. Lễ mặc niệm diễn ra trong vòng 2 phút. Tuy nhiên, Rangoon đưa tin rằng chính quyền chỉ tổ chức một số hoạt động quần chúng. Việc treo cờ và thổi kèn như các năm trước không diễn ra rầm rộ.

Một vài nhà phân tích nói rằng thế hệ trẻ của Myanmar không biết nhiều về lịch sử đấu tranh giành độc lập của Myanmar, và họ không được dạy nhiều về Tướng Aung San và công lao của ông trong trường học. Phóng viên BBC ở Bangkok nói rằng trước đây báo chí quốc gia thường đăng ảnh và tin đặc biệt về ông vào ngày lễ Matyrs, và tổ chức rất long trọng. Nhưng bây giờ người ta không còn chú trọng nhiều đến sự kiện này.

Dư luận cho rằng chính phủ quân sự cầm quyền cần tiếp tục duy trì hình ảnh quan trọng của Tướng Aung San, nhất là trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang thúc ép chính phủ nối lại các cuộc đối thoại với con gái của ông.

Sự phẫn nộ

Bà Suu Kyi và các nhà lãnh đạo khác của Liên đoàn Dân chủ quốc gia đã bị Chính phủ Myanmar giam giữ từ cuối tháng năm. Đầu tháng này, một  nhân chứng đã nói với đài BBC rằng quân đội Myanmar đã chỉ đạo vụ tấn công vào đoàn xe hộ tống nhà lãnh đạo dân chủ Aung San Suu Kyi ngày 30/5.

Việc giam giữ bà Aung san Suu Kyi làm nổ ra một sự phẫn nộ trong cộng đồng quốc tế. Nghị viện Mỹ vừa áp dụng lệnh cấm vận đối với Myanmar.

Chính phủ quân sự nhận định rằng họ buộc phải hành động bởi vì Liên đoàn Dân chủ quốc gia của bà Aung San Suu Kyi đang âm mưu một cuộc bạo động bằng vũ lực. Nhưng các nhà phê bình đã bác bỏ lời cáo buộc này.

(Trần Hiền - Theo BBC)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
BBC từng bác bỏ đề nghị đình chiến của Chính phủ (21/07/2003)
Thủ phủ Kosovo rung chuyển bởi 2 vụ nổ lớn (21/07/2003)
Bạo lực Chechnya chưa kết thúc, thêm 1 người chết (21/07/2003)
Lính Mỹ đâm lê vào đoàn người biểu tình Iraq (21/07/2003)
EU gây áp lực buộc Nga phê chuẩn Nghị định thư Kyoto (21/07/2003)
Chính phủ Pháp cấm sử dụng từ ''E-Mail'' (21/07/2003)
Lũ lớn tại Thủ đô Venezuela (21/07/2003)
Thủ tướng Anh sẽ không từ chức (21/07/2003)
Nội các Fiji bị coi là ''bất hợp pháp'' (21/07/2003)
Hàng nghìn người Shi'ite biểu tình chống Mỹ (21/07/2003)
Hệ thống tên lửa đạn đạo Iran vào vị trí (21/07/2003)
Máy bay du lịch rơi ở Kenya (21/07/2003)
Palestine loại khỏi vòng pháp luật hàng loạt nhóm vũ trang (21/07/2003)
Nghị sĩ Mỹ chỉ trích chính sách của Bush với CHDCND Triều Tiên (21/07/2003)
Hội đồng điều hành Iraq chưa chọn được chủ tịch (20/07/2003)
Tro ve dau trang