Công đoàn Pháp công kích kế hoạch tư nhân hoá
16:29' 22/07/2003 (GMT+7)

Công đoàn Pháp đã phản ứng dữ dội trước kế hoạch của chính phủ về việc tư nhân hoá hoàn toàn France Telecom, sau khi một bản đề xuất dự thảo bán cổ phiếu công ty này được gửi tới công đoàn thứ sáu qua (18/7).

Theo chỉ thị của Liên minh châu Âu, Chính phủ Pháp buộc phải rút 59% cổ phiếu của mình ra khỏi France Telecom và một số công ty con thuộc sự quản lý của công ty trên.

Công đoàn cho biết, nếu việc tư nhân hoá này được tiến hành, 106.000 công nhân của France Telecom sẽ có nguy cơ mất việc làm, mất quyền lợi trợ cấp sau khi nghỉ hưu. Chính vì lẽ đó, những công nhân này đã tuyên thệ phản đối đến cùng kế hoạch của Chính phủ. Các chuyên gia luật cho hay không còn hướng đi nào tốt hơn cho Chính phủ Pháp trong việc đẩy mạnh công cuộc tư nhân hoá tại đất nước này.

Dàn xếp ổn thoả việc nội bộ

John Cook, người cộng sự của công ty luật Norton Rose, cho hay: ''‘Trong nhiều trường hợp, các nước thành viên vẫn có thể vi phạm các hiệp ước của Liên Minh châu Âu''. Ông này cho biết thêm: ''Sự việc trên có thể được tiến hành dưới cách làm như sau: các nước tự dàn xếp các vấn đề nội bộ, tiến hành phá bỏ các chính sách cũ - những chính sách mà nhiều chính phủ, trong đó có Pháp đã ký kết. Trong các trường hợp trên đều có thể sử dụng quyền lực và sự tự chủ của quốc gia''.

Phía cánh hữu trong Chính phủ Pháp công bố đang có dự định thả nổi số vốn có trong France Telecom xuống duới ngưỡng 50%. Đây được coi là một giải pháp hữu hiệu nhằm chuyển giao quyền quản lý của công ty. Phía này đang cố gắng xoa dịu đối thủ của mình - những người không muốn hãng sản xuất điện thoại trên rơi vào tay tư nhân, bằng việc đưa ra một điều lệ bảo vệ quyền lợi công dân cho các nhân viên của France Telecom.

Tuy nhiên, công đoàn cho rằng Chính phủ sẽ có thể dễ dàng thay đổi quy chế đó và phản bội lại người dân. Bởi lẽ, lúc đó, France Telecom đã hoàn toàn bị tư nhân hoá và sẽ không đủ tư cách để giành lại những quyền lợi trên.

Các công ty nằm trong kế hoạch tư nhân hoá

Một nhà lãnh đạo công đoàn CGT-Benoit Martin- cho hay: "Đây là vần đề chung của công nhân trên toàn nước Pháp. Không chỉ có France Telecom mà cả EdF (Electricite de France) cũng phải chịu chung số phận. Vì vậy, công nhân của hai công ty cần liên kết với nhau để chống lại kế hoạch tư nhân hoá này".

Chính phủ Pháp còn đưa ra một danh sách dài những công ty mà họ muốn rút vốn khỏi. Bên cạnh France Telecom, EdF, Chính phủ Pháp còn chủ trương tiến hành tư nhân hoá hãng hàng không Air France trước thời điểm kết thúc năm nay. Tiếp đó là tới Sanef - một công ty quản lý đường xa lộ.

Hãng gas quốc gia Gas de France cũng có nguy cơ bị bán non. Tuy nhiên, quá trình này dự kiến sẽ mất khá nhiều thời gian. Thêm vào đó, chính phủ này còn muốn bán đi phần lớn số cổ phiếu có trong một loạt các công ty hàng đầu như Thales, Snecma, Thompson Multimedia và Renault.

Theo ước tính, bất chấp giá cổ phiếu lên xuống, sau khi bán đi ba công ty lớn nhất, Chính phủ Pháp vẫn có thể bỏ túi xấp xỉ 100 tỷ EUR. Tiếp theo đây sẽ là khâu Quốc hội Pháp phê chuẩn kế hoạch này vào ngày 5/8. Đó cũng là thời điểm nghỉ hè của nhiều người dân Pháp. Tuy nhiên, vào đầu tháng 9, khi các công đoàn tiến hành các hoạt động sản xuất, một cuộc chiến về vấn đề tư nhân hoá sẽ thực sự bùng nổ.

(Thuỷ Trâm - Theo BBC) 

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
EU xem xét lại mối quan hệ với Iran (22/07/2003)
"EU nên đóng vai trò chủ chốt trong lộ trình Trung Đông" (22/07/2003)
Bangladesh: Bắt giữ 2.057 người trong vòng 24 giờ (22/07/2003)
Ông Lee Jong-wook nhậm chức Tổng giám đốc WHO (22/07/2003)
PeopleSoft dàn xếp vụ mua lại JD Edwards (22/07/2003)
Mỹ sẽ phái Giám đốc CIA tới Trung Đông (22/07/2003)
90 người chết trong cuộc oanh tạc tại Liberia (22/07/2003)
Tù nhân được tự do kể về cuộc sống ở trại Guantanamo (22/07/2003)
Seoul bác bỏ thông tin Bình Nhưỡng xây dựng nhà máy hạt nhân mới (22/07/2003)
''Saddam chưa từng mua uranium'' (22/07/2003)
Bà Suu Kyi không được tham dự lễ tưởng niệm cụ thân sinh (21/07/2003)
BBC từng bác bỏ đề nghị đình chiến của Chính phủ (21/07/2003)
Thủ phủ Kosovo rung chuyển bởi 2 vụ nổ lớn (21/07/2003)
Bạo lực Chechnya chưa kết thúc, thêm 1 người chết (21/07/2003)
Lính Mỹ đâm lê vào đoàn người biểu tình Iraq (21/07/2003)
Tro ve dau trang